Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gần 2.000 người chết vì thảm họa động đất, sóng thần: Vì sao Indonesia không muốn nhận viện trợ?

(DS&PL) -

Tại Indonesia, nơi động đất và sóng thần khiến 1.944 người thiệt mạng, những nỗ lực cứu trợ của cộng đồng quốc tế vẫn bị từ chối bởi quyết định của chính phủ.

Tại Indonesia, nơi động đất và sóng thần khiến 1.944 người thiệt mạng, những nỗ lực cứu trợ của cộng đồng quốc tế vẫn bị từ chối bởi quyết định của chính phủ.

Thảm họa động đất, sóng thần tàn phá Sulawesi. Ảnh: CNN

Indonesia một lần nữa quay cuồng vì thảm họa tự nhiên. Trận động đất mạnh 7,5 độ richter và sóng thần đã tấn công vào đảo Sulawesi khiến gần 1.944 người chết và hơn 70.000 người trở thành người vô gia cư. Các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, nhà cửa, trường học và những nơi thờ phượng đều bị phá hủy bởi thảm họa, vô số người sống sót không có nơi trú ẩn.

Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) đã dự đoán số người chết tại Sulawesi sẽ tăng lên vì hiện vẫn còn khoảng 5.000 người mất tích rải rác ở các khu vực Palu, Donggala và Mamuju. Các vấn đề như hóa lỏng đất, lở đất, mất điện và thậm chí phun trào núi lửa sau trận động đất đã cản trở nỗ lực cứu trợ.

Thảm họa ở Sulawesi xảy ra gần 2 tháng sau khi loạt trận động đất tấn công hòn đảo Lombok, ở tỉnh Tây Nusa Tenggara, khiến 500 người chết và hơn 110.000 người phải di tản.

Với vị trí nằm trên "vòng lửa" kiến ​​tạo, Indonesia phải thường xuyên chịu đựng hoạt động địa chấn, từ 4.500 đến 6.000 trận động đất mỗi năm trên khắp lãnh thổ rộng lớn.

Sóng thần và núi lửa phun trào đều mang đến những rủi ro rõ ràng nhưng mỗi thảm họa tự nhiên cũng đồng thời đặt ra câu hỏi liên quan đến mặt chính trị và kinh tế cho chính quyền, về sự chuẩn bị của Indonesia đối với những thảm họa như vậy, về khả năng phản ứng lại và cả thái độ sẵn sàng chấp nhận sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Hôm 3/10 vừa qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có chuyến thăm thứ 2 tới Palu, nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cơn sóng thần. Với chiến dịch tái tranh cử, dường như ông muốn chứng minh rằng tình hình đang được kiểm soát và mặc dù là một quốc gia dễ bị thiên tai, Indonesia có các công cụ cần thiết để giúp đỡ các công dân của mình.

Ông cũng đến thăm người sống sót đang sống trong những căn lều tạm thời. Tổng thống Indonesia nhấn mạnh rằng những nỗ lực cứu trợ đã đi đúng hướng nhưng ông cũng thừa nhận rằng vẫn có sự chậm trễ trong phân phối nguồn cung cấp thực phẩm khẩn cấp, đặc biệt là trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Ngay sau thảm họa ở Sulawesi, ông Widodo cũng “báo hiệu” rằng sự trợ giúp quốc tế sẽ được hoan nghênh. Điều này trái ngược hoàn toàn với trận động đất ở Lombok, nơi các nhân viên cứu trợ nước ngoài không được chào đón, và được yêu cầu ở lại khách sạn của họ nếu họ không phải từ các tổ chức từ thiện địa phương.

Theo BNPB, Indonesia đã không chính thức tuyên bố nhận hỗ trợ nhân đạo nước ngoài trong các thảm họa quốc gia kể từ trận sóng thần tháng 12/2004 khiến hơn 100.000 người tại tỉnh Aceh, Bắc Sumatra thiệt mạng.

Phát ngôn viên của cơ quan thiên tai Sutopo Purwo Nugroho nói rằng việc phân loại như vậy đòi hỏi phải có một tuyên bố chính thức từ Tổng thống, nhưng nói thêm rằng chính phủ Indonesia vẫn đón nhận các nỗ lực cứu trợ. "Đó là vấn đề liên quan đến chính trị mà Tổng thống mới có quyền quyết định", ông Nugroho nói sau trận động đất Lombok tháng trước.

Trong thảm họa động đất, sóng thần mới nhất ở Sulawesi, Bộ Ngoại giao Indonesia đã thông báo cho các phái viên từ hơn 20 quốc gia rằng Jakarta sẽ chấp nhận hỗ trợ dưới hình thức vật tư, chuyên môn và thiết bị, nhưng đề nghị quyên góp tiền mặt chuyển tới Hội chữ thập đỏ Indonesia (PMI).

Ông Sutopo cho biết một quỹ cứu trợ thiên tai trị giá 4.000 tỷ rupiah (274 triệu USD) sẽ được dành để tái thiết cho cả Lombok và Sulawesi.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật