Cô giáo trẻ ‘sống hết mình, cháy hết mình’ dù đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối.
Cô giáo trẻ Nguyễn Phạm Thanh Hằng (SN 1989, giáo viên thanh nhạc, Hà Nội) cũng luôn sống lạc quan, yêu đời, yêu bản thân trong khi vẫn đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối.
Cô Hằng đã chia sẻ câu chuyện xúc động về căn bệnh ung thư trực tràng giai đoạn cuối mà bản thân cô đang mắc phải.
Trước tinh thần lạc quan của cô giáo Hà Nội khi vẫn vui vẻ, không đầu hàng trước bệnh tật, hàng triệu người đã xúc động và bày tỏ sự cảm phục.
Cô giáo trẻ cho biết, chưa bao giờ cô nghĩ rằng mình lại mắc căn bệnh quái ác này, thế nhưng bệnh tật chẳng chừa ai. Thậm chí đến khi biết mình mắc căn bệnh ung thư thì bệnh lúc bấy giờ đã quá nặng, cơ thể cô đã ủ bệnh suốt 4 năm mà cô không hề biết cũng bởi những biểu hiện quá mờ nhạt.
Cô giáo Hằng sống lạc quan với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. |
Vào tháng 12/2016, cô giáo Hằng cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, một ngày đi vệ sinh 28 lần nên nghi ngờ cơ thể đang có vấn đề.
Tuy nhiên vì chủ quan nên cô vẫn chưa chịu đi khám mà ra hiệu thuốc mua thuốc về uống. Người bán thuốc sau khi nghe kể về các triệu chứng mà cô mắc phải liền kê đơn thuốc bệnh viêm đại tràng. Cô mang về uống, nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm.
Sau đó, cô đến bệnh viện khám thì kết quả cho biết cô bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Khi nghe tin Hằng vô cùng số, nhưng rồi chính bản thân cô tự động viên an ủi mình vượt qua cú sốc này.
Hàng tuần, cô lại được mẹ đưa vào bệnh viện Ung bướu Hà Nội để truyền hóa chất, mỗi lần truyền mất khoảng 3 ngày liên tục, có lần mất 4 ngày.
Thay vì đắm chìm trong đau khổ, tuyệt vọng cô giáo trẻ Nguyễn Phạm Thanh Hằng lại chọn một cách sống khác, sống hết mình, làm hết mình, luôn lạc quan, yêu đời dẫu trước mắt là một tương lai có phần bấp bênh vì căn bệnh hiểm nghèo.
Đúng như cô giáo Hằng nói, 'bệnh tật không chừa ai', và cũng như thầy Tín chia sẻ, "'sinh-lão-bệnh-tử' là lẽ trời", nếu đã vậy thì thay vì cứ chìm đắm trong tuyệt vọng, sống trong đau khổ khi biết mình mắc bệnh thì hãy giữ tinh thần lạc quan, sống hết mình, làm hết thảy những việc mình yêu thích, để mỗi một ngày sống là một ngày vui.
Qua câu chuyện, những lời tâm sự mộc mạc nhất của thầy Tín và cô Hằng, rất nhiều người cũng cùng hoàn cảnh với hai thầy cô đã và đang cảm thấy vững tin hơn, lạc quan hơn trước những sóng gió họ đang phải gồng mình vượt qua.
Thầy giáo già trải lòng về hành trình lạc quan đánh tan căn bệnh ung thư
Thầy Tín luôn động viên những người đồng cảnh ngộ rằng, “ung thư không phải là dấu chấm hết chỉ cần có niềm tin, nghị lực và tâm bình tĩnh sẽ bước qua mọi khó khăn của bệnh tật. Qua ngày bĩ cực đến ngày thái lai”.
Đứng trước căn bệnh hiểm nghèo, thay vì tuyệt vọng, chán chường, buông xuôi tất cả thì với thầy giáo Trần Công Tín căn bệnh ung thư không thể làm thầy gục ngã. Thầy Tín luôn động viên những người cùng chung cảnh ngộ rằng, ung thư không phải là dấu chấm hết chỉ cần có niềm tin, nghị lực và tâm bình tĩnh sẽ bước qua mọi khó khăn của bệnh tật. Thầy luôn miệng kể “Qua ngày bĩ cực đến ngày thái lai”.
Vốn có một sức khoẻ bình thường, 69 năm không phải nằm viện ngày nào, thi thoảng tiêm vài mũi thuốc thông thường nhưng từ đầu năm 2013, thầy bắt đầu bị rối loạn tiêu hóa. Nếu như những lần trước chỉ mua lọ rối loạn tiêu hóa uống là hết nhưng lần này không hết. Thầy Tín tìm tới bác sĩ khám, được chẩn đoán ruột kích thích và lại cho thuốc. Một tháng vẫn không đỡ tình trạng rối loạn tiêu hóa liên miên. Lần đi khám sau thì bác sĩ chẩn đoán viêm đại tràng và kê đơn. Mọi đơn thuốc đều “chào thua” với triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Đến cuối cùng, thầy Tín đi khám lần nữa tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bác sĩ chỉ định nội soi đại trực tràng. Các lần đến bệnh viện thầy đều tự đi khám và lần này cũng thế. Thầy tự lái xe máy đến khám bệnh. Bác sĩ nội soi đại trực tràng. Vừa đưa ống nội soi được khoảng hơn chục cm, bác sĩ đã bảo có ổ loét trong đại trực tràng to choán hết chu vi lòng đại tràng.
Bác sĩ chẩn đoán ung thư đại trực tràng và tư vấn thầy phải điều trị ngoại khoa phẫu thuật trước rồi hóa xạ trị.
Thầy Tín chưa bao giờ gục ngã trước bệnh tật. |
Thầy kể, khi biết mình bị ung thư, thầy không run sợ mà vẫn bình tĩnh hỏi bác sĩ về bệnh và phương pháp điều trị. Kể cả khi thông báo bệnh tình cho gia đình thầy vẫn hết sức lạc quan, vì với thầy chuyện gì đến sẽ đến, ở đời “sinh-lão-bệnh-tử” là lẽ thường tình.
Người thầy kể thêm về những lần đại phẫu lạnh sống lưng. Ngỡ tưởng căn bệnh của thầy chỉ cần phẫu thuật, cắt mổ là xong. Nhưng không, đó là cả một hành trình dài, sống và chiến đấu với bệnh tật.
Trước khi mổ, bác sĩ chẩn đoán theo dõi K đại tràng và các xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng thì tín hiệu khả quan hơn đó là u lành. Nhưng trong ca phẫu thuật, bác sĩ thấy khối u quá lớn, di căn qua gan đành đóng lại, không cắt bỏ u và làm hậu môn nhân tạo.
Thầy Tín phải qua khoa ung bướu để làm hóa trị, xạ trị tiêu nhỏ u mới mổ được. Sau 3 đợt hóa trị kéo dài hơn 2 tháng, thấy có kết quả khả quan nên thầy Tín được phẫu thuật nội soi và đưa hậu môn giả vào, cắt bỏ, nạo vét khối u ở đại tràng.
Sau mổ, do bị xâm lấn vào bàng quang nên thầy phải mổ lại để vá lại bàng quang, bác sĩ chọn mổ mở và bệnh nhân thì bị mất máu và đau đớn vô cùng.
Nhớ lại lúc đó, thầy giáo Tín kể “Tôi sụt mất 12 kg, từ 52kg xuống còn 40kg. Điều trị ở khoa cấp cứu bụng 1 thời gian, họ cho về tĩnh dưỡng ở nhà 20 ngày, tôi tưởng là việc đi ngoài sẽ thuận lợi giống như trước khi bệnh nào ngờ vẫn rắc rối vô cùng. Bộ máy tiêu hóa không chịu làm việc suôn sẻ. Mỗi ngày có khi đi ngoài đến 15 lần, không tự chủ. Có khi đến 2, 3 ngày không đi ngoài được, ruột quặn thắt. Bác sĩ cũng không có thuốc gì chữa khỏi hết, phải cố gắng tập luyện mà thôi. Thời gian có thể kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm.
Hết điều trị ổ bụng, bác sĩ chuyển xuống điều trị ở khoa tiết niệu để rút ống thông từ thận đến bàng quang và lại thêm sự cố máu chảy ở đường tiết niệu, phải đặt ống thông thêm 2 ngày nữa mới về nhà”.
Sau các ca mổ, thầy giáo Tín nghỉ ngơi vài ngày rồi bước vào chặng đường gian nan đó là truyền hóa chất. Mọi nỗ lực của bản thân và người thân, thầy Tín thấy bắt đầu le lói ánh sáng dù bị nhiều rắc rối về tiêu hóa (toilet 5,6 lần/ ngày) nhưng sức khỏe dần ổn định, dấu ấn ung thư không còn nữa, nội soi đại tràng, siêu âm, chụp Xquang, thử máu đều không thấy có vấn đề gì.
Đến nay, đã qua gần 5 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, sức khỏe của thầy giáo Tín đã bình phục. Thầy Tín chia sẻ với các bệnh nhân ung thư không phải là dấu chấm hết chỉ cần có niềm tin, nghị lực và tâm bình tĩnh sẽ bước qua mọi khó khăn của bệnh tật.