May mắn, khi bị rắn cắn vào chân, cô bé đã nhanh chóng chạy đi cầu cứu sự giúp đỡ của bà nên không dẫn tới hậu quả đau lòng.
[presscloud]18020[/presscloud]
Dailymail đưa tin, vào ngày 17/12 vừa qua, cô bé Lucia Carna, 3 tuổi, đang chơi ở sân sau của nhà bà mình ở Mandurah, Tây Australia thì bỗng giật bắn mình khi thấy có con gì đó cắn vào chân. Ngay lập tức, cô bé nhìn xuống, giãy giụa và la hét trong hoảng sợ rồi nhanh chóng chạy ra chỗ khác.
"Bà ơi, một con rắn", anh của Lucia hét lên.
Lúc đó, bà Jill, bà của Lucia đang đứng cách đó vài mét, nghe thấy cháu hét lên thì lập tức chạy ra và bế cô bé vào trong nhà để tiến hành sơ cứu. Hóa ra, Lucia đã bị cắn bởi loài rắn dugite, còn gọi là rắn hổ, một loài rắn độc rất nguy hiểm, có thể khiến con người tử vong với nọc độc của chúng.
Được biết, sau đó, bà Jill đã nhanh chóng garo vết thương và giữ cho Lucia ở trạng thái bất động, đợi xe cấp cứu tới và đưa cô bé đến Bệnh viện Đa khoa Rockingham.
Em bé hoảng hốt cầu cứu sự giúp đỡ của bà khi bị rắn cắn. |
Theo các chuyên gia, chính việc sơ cứu ban đầu nhanh chóng và đúng cách của bà Jill đã giúp cứu sống cháu gái của bà.
"Ở bệnh viện chúng tôi được các bác sĩ bảo rằng hành động nhanh chóng của mẹ tôi đã tạo nên 1 sự khác biệt lớn", Holly Carna, mẹ bé Lucia phát biểu với hãng tin ABC.
Trong khi đó, Phó giáo sư Stephen Grainger, bác sĩ đã cấp cứu cho Lucia thì cho biết: "Mục đích của việc garo vết thương (băng bó chặn động mạch) sẽ làm chậm quá trình chất độc lan tỏa vào các mạch máu, ngăn chặn khả năng dẫn tới sự ngưng tim.
Việc làm CPR (hồi sức tim phổi) đúng cách - điều mà bạn sẽ được học trong khóa học sơ cứu ban đầu, cũng sẽ cải thiện đáng kể kết quả, giúp bạn có cơ hội sống sót để tới được bệnh viện và được điều trị bằng thuốc chống độc".
Chuyên gia về rắn Paul Kenyon cũng đồng tình với ý kiến trên: "Nếu bạn làm đúng, nó sẽ giúp làm chậm quá trình chất độc lan vào trong mạch máu". Được biết, cô bé Lucia đã được ra viện sau 1 đêm phải nằm trong phòng cấp cứu và hiện sức khỏe em đã ổn định.
Quỳnh Chi (T/h)