Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện tình cảm động của cô điều dưỡng và thầy giáo khuyết tật

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Vượt qua bao khó khăn và cả những định kiến của người đời, người con gái Sài thành đã tự nguyện dâng cả cuộc đời mình cho người đàn ông tật nguyền.

(ĐSPL) - Vượt qua bao khó khăn và cả những định kiến của người đời, người con gái Sài thành đã tự nguyện dâng cả cuộc đời mình cho người đàn ông tật nguyền và những đứa trẻ bất hạnh.

Đến hôm nay, gia tài mà họ để lại cho đời không chỉ là mái ấm Hoàng Tử Bé mà còn là tình yêu thương, động lực sống cho biết bao trẻ em không may mắn. ông bà như người truyền lửa, để những trẻ em bất hạnh được tiếp tục thắp sáng ngọn lửa ước mơ. Ngọn lửa ấy mang tên hy vọng.

Cổ tích tình yêu

Khi ấy, bà là một điều dưỡng làm việc tại một bệnh viện, ông là một sinh viên người Bắc đang theo học ở Sài Gòn. Tưởng rằng họ sẽ chẳng gặp được nhau, đừng nói đến nên vợ nên chồng. Thế nhưng, có lẽ vì lương duyên tiền định mà họ xích lại gần nhau. Oái oăm thay, khi ấy cơ thể ông đã không còn lành lặn bởi mìn, pháo chiến tranh. Bằng tình yêu và sự cảm thông sâu sắc, bà nguyện sống cùng ông trọn cuộc đời. Chính tình yêu ấy là khởi nguồn cho những chí hướng chung, để người con gái Sài thành đầy mơ mộng đã cùng chàng bỏ nơi phồn hoa đô hội về sống tại một vùng quê nghèo, bắt đầu hành trình giúp những trẻ em thiếu may mắn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn.

Hạnh phúc tuổi xế chiều của vợ chồng bà Nga.

Cặp vợ chồng mà chúng tôi muốn nói đến là bà Đặng Ngọc Nga (66 tuổi) cùng chồng là ông Trần Văn Hoan (67 tuổi). Họ là những người đã lập ra mái ấm Hoàng Tử Bé (ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) - nơi nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh không may, những người bị xã hội chối từ.

Nhắc đến chuyện tình yêu cảm động của bà Nga và một người đàn ông bị thương tật đến 80\% cơ thể, người dân tại xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) rất cảm phục. Chứng kiến hành trình vượt qua bao chông gai, cùng chung một chí hướng của người con gái Sài Gòn với chàng thanh niên tật nguyền, nhiều người không giấu được xúc động gọi đó là chuyện tình cổ tích.

Trong căn nhà nhỏ, bà Nga kể: "Tôi sinh ra và lớn lên tại TP. HCM, cũng có một thời con gái với nhiều hoài bão. Trong suy nghĩ của người con gái trẻ hồi ấy, chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ lấy chồng, lại về sống hết đời ở vùng đất khi xưa vốn là rừng núi hoang vu này.

Nhưng mối tình với chàng sinh viên khuyết tật đã đưa tôi đến với vùng đất Vĩnh Cửu. Cũng chính nơi đây, tôi bắt gặp những mảnh đời bất hạnh, những trẻ em bị khuyết tật từ tác hại của chất độc da cam. Có em bị bại liệt tứ chi, em thì bị bại não, em bị bỏng nặng,... những nỗi đau ấy không thể diễn tả hết bằng lời...".

Trở lại thời điểm hơn 30 năm về trước, bà Nga mang nỗi đau của người mẹ mất con. Nhưng nỗi đau ấy không đánh gục được bà. Bà biến nỗi đau đó thành hành động, thành niềm đam mê, sự quan tâm, tình yêu con người, nhất là với trẻ em tàn tật và bất hạnh. Đau đáu với mong muốn tạo được một nơi nuôi dạy các trẻ em tàn tật, bà bàn với chồng tiết kiệm tiền để xây dựng trường dạy học cho các em.

Bà lao vào viết sách, vẽ tranh đem bán để có kinh phí xây dựng mái ấm. Và thế là, sau những ngày lao động cật lực, bà cùng chồng dành dụm được tiền mua một mảnh đất lớn xây dựng khu nuôi dạy trẻ em tàn tật.

Mái ấm Hoàng Tử Bé ra đời từ đó. Đó là một ngôi trường nhỏ nằm giữa đỉnh đồi gió lộng của vùng chiến khu D, một mái nhà ấm áp, đầy tình yêu thương mà vợ chồng bà dành cho những em nhỏ bất hạnh.

Bà nuôi trẻ tàn tật bằng tiền bán tranh, những cuốn sách do chính mình viết. Bà không vận động, không xin của ai để nuôi trẻ, vì theo bà: "Tôi gọi chúng là Hoàng tử, mà Hoàng tử thì đâu cần phải ăn xin".

Những đứa trẻ bất hạnh được bà nuôi dưỡng từ nhỏ, lớn lên rất có hiếu với bà. Họ coi bà như một người mẹ. Bà hy vọng mỗi một việc làm đều có thể mang lại niềm vui cho người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ và tàn tật.

Hạnh phúc tuổi xế chiều của vợ chồng bà Nga.

Dốc lòng dốc sức vì những mảnh đời bất hạnh

Có lẽ, câu chuyện tình đẹp như cổ tích giữa cô điều dưỡng trẻ và chàng sinh viên bị mất chân sẽ không trở thành hiện thực, nếu như không có cái ngày mà bà Nga gọi là duyên trời định. Cách đây hơn 40 năm, khi bà còn làm điều dưỡng tại một bệnh viện, bà được phân công chăm sóc những người khuyết tật và những người là nạn nhân của chiến tranh.

Lúc ấy, chồng bà (bây giờ) được đưa đến bệnh viện cấp cứu do mìn nổ bị cụt mất hai chân. Đó là người khuyết tật đầu tiên mà bà Nga chăm sóc. Sáu tháng trời chăm sóc cho chàng sinh viên này, bà Nga cảm mến lúc nào không hay. Chính từ những cảm nhận đầu đời ấy đã đưa họ đến với nhau. Hơn 50 năm qua, bà Nga chính là "đôi chân" của chồng, nâng đỡ ông cả thể xác lẫn tinh thần để ông vững tâm sống có ích.

Vợ chồng bà Nga không có người con chung nào. Những đứa bé bất hạnh không do bà mang nặng đẻ đau, nhưng được ông bà yêu thương chúng như con ruột. Bao thế hệ đã trưởng thành từ mái ấm Hoàng Tử Bé.

Có người được học tập đến nơi đến chốn, có người đã tốt nghiệp đại học, có người học nghề và nay sống ổn định, có những người may mắn có vợ, có chồng, đang sống tại mái ấm hoặc đã ra ngoài. Những đứa trẻ bất hạnh lớn lên, dù không được khỏe mạnh, minh mẫn như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng chúng biết tự lập, biết ơn ông bà đã cưu mang chúng.

"Đó mới là niềm tự hào, là món quà lớn nhất mà cuộc đời ban tặng cho chúng tôi. Mái ấm Hoàng Tử Bé dù ngày càng có nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi không lùi bước, cũng không muốn tổ chức nào can thiệp vào. Vì đó sẽ là phần tài sản mà chúng tôi di chúc để lại cho các con, cho những người không may bị khuyết tật trong cuộc đời", bà Nga tâm sự.

Ở tuổi 66, căn bệnh tiểu đường giai đoạn cuối không đánh gục được bà Nga, dù nó làm bà hao mòn sức lực. Hằng ngày bà vẫn cố gắng cầm bút viết, nhằm kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của những em nhỏ đang sống nơi đây.

Dù sức cùng, lực kiệt, bà vẫn hy vọng mình sẽ có đủ kinh phí để lo cho các em nhỏ; xây dựng các khu du lịch thu nhỏ mô phỏng những thắng cảnh du lịch hiện có ở nước ta để những trẻ em khuyết tật hay những người nghèo có thể vui chơi miễn phí, biết đến những địa danh du lịch dù không cần đến tham quan trực tiếp. Bà bảo, quãng đời còn lại phía trước bà sẽ cố gắng làm tất cả những gì có thể, giúp cho các con của bà càng nhiều càng tốt.

Chồng bà, người đàn ông không may bị tàn tật do chiến tranh. Tuy nhiên, không đầu hàng trước những thử thách của cuộc đời, ông cố gắng vươn lên, trở thành một thầy giáo được bao thế hệ học sinh quý mến. ông dạy bằng tình cảm của một người thầy, bằng tình thương của một người cha.

Với những học sinh nghèo, thậm chí ông không lấy tiền học phí. ông làm việc thiện như một cách trả nợ cho cuộc đời đã bao bọc, ban cho ông nhiều may mắn, mà may mắn nhất như lời ông nói, đó chính là người vợ hiền, sống một đời cho ông.

Mái ấm là nơi giúp nhiều trẻ em tàn tật hòa nhập cộng đồng

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cho biết: "Mái ấm Hoàng Tử Bé nằm trên địa bàn xã, do bà Nga cùng chồng thành lập từ hàng chục năm trước, có đăng ký với chính quyền địa phương. Mái ấm là nơi nuôi dạy trẻ em khuyết tật, những người thiếu may mắn.

Trong một thời gian dài, mái ấm đã giúp đỡ rất nhiều trẻ, giúp các bé thiếu may mắn hòa nhập với cộng đồng. Nay vì sức khỏe yếu nên bà Nga chỉ nuôi dưỡng, giúp đỡ được một số ít người. Chồng bà Nga dù bị tàn tật nhưng không đầu hàng số phận, vẫn trau dồi kiến thức và là một thầy giáo được nhiều học sinh quý mến".

Tin nổi bật