Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyện tình 20 năm nảy nở từ chuyến bay trong ngày khủng bố 11/9

(DS&PL) -

Gặp nhau trên một chuyến bay bị thay đổi lộ trình do ảnh hưởng của vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, ông Nick Marson và bà Diane Kirschke đã nảy sinh tình cảm và hạnh phúc bên nhau trong 20 năm qua.

Ngày gặp gỡ định mệnh

Vào ngày 11/9 của 20 năm trước, ông Nick Marson (hiện nay đã 72 tuổi) và bà Diane Kirschke (hiện nay 80 tuổi) vốn là những người xa lạ cùng lên chuyến bay số 5 của hãng hàng không Continental Airlines khởi hành từ London (Anh) đến Houston, Texas (Mỹ).

Tuy nhiên, khoảng 4 giờ đồng hồ sau khi cất cánh, phi công đã thông báo với họ rằng chuyến bay phải chuyển hướng và hạ cánh xuống Newfoundland, Canada. Khi ấy, ông Nick là một doanh nhân đến Texas làm việc và hoàn toàn không biết Newfoundland ở đâu. Ông chia sẻ: "Lúc đó tôi chỉ nhìn qua cửa sổ và nghĩ rằng cơ trưởng sẽ không nói sự thật với chúng tôi, có thể một động cơ máy bay đã bị cháy".

Trong khi đó, ở phía bên kia của máy bay, bà Diane, một người phụ nữ Mỹ đã ly hôn, đang trên đường trở về quê nhà để thăm con trai đang làm việc trong Lực lượng Không quân. Bà kể lại: "Canada à, khi ấy tôi chưa từng tới Canada. Điều này nghe giống như một cuộc phiêu lưu vậy".

Được biết, vào ngày 11/9/2001, tin tặc đã chiếm quyền kiểm soát 4 chiếc máy bay thương mại của Mỹ và điều khiển chúng lao vào Toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc. Vụ tấn công khủng bố đã gây thiệt hại lớn chưa từng thấy tại Mỹ, buộc nước này phải đóng cửa không phận và chuyển lộ trình di chuyển của hơn 200 máy bay thương mại sang Canada.

Bức ảnh ông Nick chụp các hành khách của chuyến bay Continental 5 hạ cánh xuống Newfoundland. Ảnh: CNN

Chuyến bay của ông Nick và bà Diane đã hạ cánh xuống thị trấn Gander, một thị trấn nông thôn với dân số chỉ khoảng 10.000 người, nơi có một sân bay là điểm tiếp nhiên liệu cho máy bay động cơ phản lực.

Khi chiếc máy bay Continental 5 đến gần Newfoundland, ông Nick đã trông thấy nhiều chiếc máy bay khác xếp thành hàng phía dưới. Lúc này, ông mới loại bỏ suy đoán về việc động cơ gặp trục trặc. Ông chia sẻ: "Chúng tôi là chiếc máy bay thứ 36 trong tổng số 38 máy bay hạ cánh xuống đây. Rõ ràng tất cả không thể cùng gặp sự cố như nhau được".

Sau khi hạ cánh, cơ trưởng chuyến bay mới nói với hành khách về vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Mỹ. Tuy nhiên, ông Nick kể lại: "Điều đó nghe thật kinh khủng. Nhưng không một ai trong chúng tôi tưởng tượng được mức độ tàn khốc thật sự của vụ việc".

Vào năm 2001, khi những chiếc smartphone chưa ra đời, việc đọc tin tức và kết nối mạng trên điện thoại di động là điều không thể, bởi vậy, họ gần như không nắm được thông tin chi tiết cũng như mức độ thương vong của vụ tấn công. 

Bà Diane cho biết bà đã vô cùng lo lắng cho sự an toàn của gia đình mình ở Mỹ và vô cùng bồn chồn vì không thể liên lạc để báo cho họ rằng bà vẫn đang ổn. Và sự bất an này đã kéo dài trong suốt 24 giờ đồng hồ. 

Hình ảnh về sự tàn khốc trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 vẫn còn ám ảnh cả thế giới. Ảnh: Getty

Sau khi hạ cánh, ông Nick đã được đưa đến một nơi trú ẩn nhỏ ở Gambo, cách Gander khoảng 48km. Vài giờ sau, bà Diane cũng được tới điểm trú ẩn này. Chính tại đây, những hành khách mới được xem đoạn phim truyền hình kinh hoàng đã "vang danh" khắp thế giới và biết được mức độ tàn khốc thực sự của những gì đã xảy ra vào ngày 11/9/2001.

Trong lúc xếp hàng để nhận chăn và vật dụng cần thiết, bà Diane và ông Nick lần đầu trò chuyện với nhau. Cặp đôi nhanh chóng bị thu hút bởi khiếu hài hước của đối phương chỉ bằng cuộc trò chuyện nhỏ về mùi thơm của chiếc chăn họ được phát và nhận ra cả 2 cùng trên chuyến bay tới Texas. 

Tình cảm nảy sinh

Tại một vùng đất xa lạ, trong một hoàn cảnh khác thường như vậy, sự trùng hợp này đã trở thành điều kết nối 2 người với nhau. Sáng hôm sau, ông Nick và bà Diane đã cùng nhau ra ngoài để tận hưởng khí trời, tạm nghỉ ngơif sau khi liên tục xem tin tức về vụ khủng bố tại Mỹ. 

Ban đầu, có một cặp đôi khác cùng đi với họ nhưng cặp đôi này sau đó đã dừng chân nghỉ, để lại ông Nick và bà Diane một mình với nhau. Doanh nhân người Anh cho biết: "Chúng tôi đã trò chuyện và tận hưởng khoảnh khắc bầu bạn cùng nhau".

Khoảng thời gian này cũng chính là lúc bà Diane nhận thấy sự thú vị và phong thái lịch lãm của ông Nick. Trong khi đó, ông Nick cho rằng bà Diane là một người xinh đẹp và muốn dành thời gian trò chuyện cùng bà. Họ có rất nhiều điều để nói - cả hai đều đã ly hôn, có con cái trưởng thành và gần gũi với gia đình. Dù có nhiều khác biệt về văn hoá nhưng họ cùng chia sẻ những giá trị chung.

Bức ảnh ông Nick chụp bà Diane khi đi tham quan tại Newfoundland. Ảnh: CNN

Sau khi trở về nơi trú ẩn, cặp đôi đã cùng nhau tham gia chương trình giải trí do người dân địa phương tổ chức. Lúc này, họ khá bối rối khi bị MC cùng những hành khách khác nhầm tưởng là một cặp vợ chồng. 

Sáng hôm sau, cặp đôi được người dân địa phương tới tham quan tại một số địa điểm. Lúc này, ông Nick mang theo máy ảnh kỹ thuật số của mình và chụp ảnh bà Diane. Ông Nick cho biết ông đã chụp nhiều bức ảnh trên chuyến bao gồm thời điểm những hành khách trên chiếc máy bay Continental 5 bước xấu Gander hay chặng đường tới điểm trú ẩn của họ. Tuy nhiên, ông thừa nhận bức ảnh duy nhất ông muốn giữ lại là bức ảnh chụp bà Diane. 

Ông chia sẻ: "Tôi cần một bức ảnh để nhắc nhở tôi rằng tôi đã không mơ đến tất cả những điều này, những ngày kỳ diệu này, chúng thực sự đã xảy ra". 

5 ngày sau vụ việc ngày 11/9/2001, những chiếc máy bay được phép cất cảnh trở lại. Khi họ lên xe buýt tới máy bay, bà Diane đã vô cùng buồn bã khi phải nói lời "tạm biệt" với Gander. Nhận thấy điều ấy, ông Nick đã nhẹ nhàng choàng tay qua và đặt lên trán bà một nụ hôn. Đáp lại, bà Diane gửi tặng người đàn ông một nụ hôn.

Khi tới Texas, cả 2 quay lại cuộc sống thường ngày của mình. Tới tối, cặp đôi hẹn gặp và cùng nhau đi ăn, trao đổi email, số điện thoại. Thời điểm ấy, họ đã phải lòng nhau và thường xuyên giữ liên lạc ngay cả khi ông Nick trở về Anh.

Vợ chồng Nick và Diane tại tiệc cưới bất ngờ dành cho họ ở Gambo, Newfoundland, vào năm 2002. Ảnh: CNN

Vào tháng 10/2001, ông Nick một lần nữa quay lại Texas với lý do "kiểm tra dự án" nhưng thực tế là để gặp lại bà Diane. Ông kể lại: "Tôi cần chắc chắn rằng bà Diane thật sự là người trong ký ức của tôi chứ không phải do tôi tưởng tưởng ra".

Bản thân bà Diane cũng có những suy nghĩ như vậy. Và khi tái hợp, cặp đôi đã xác nhận được tình cảm của bản thân và quyết định ở bên nhau. Vào tháng 11 năm ấy, ông Nick ngỏ lời cầu hôn và bà Diane đã đồng ý. Tới tháng 9/2002, 1 năm sau ngày "định mệnh" đưa họ tới bên nhau, cặp đôi tổ chức hôn lễ và đã chung sống hạnh phúc trong suốt 20 năm qua. 

Sau này, chuyện tình của họ đã được dựng thành vở nhạc kịch có tên Come From Away tại Canada. Tác phẩm giành chiến thắng tại hai giải Tony và Laurence Olivier danh giá cho hạng mục nhạc kịch.

Chuyện tình của cặp đôi đã được dựng thành vở nhạc kịch Come From Away tại Canada. Ảnh: CNN

Minh Hạnh (Theo CNN)

Tin nổi bật