Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia mách 'bí kíp' nhận biết methanol trong rượu để tránh ngộ độc

(DS&PL) -

Sử dụng rượu bia đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc luôn có nguy cơ ngộ độc methanol.

Sử dụng rượu bia đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc luôn có nguy cơ ngộ độc methanol. Đa số các bệnh nhân bị ngộ độc methanol cấp hầu hết đều uống rượu không có nguồn gốc, nhãn mác.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, rượu giả không được kiểm soát trên thị trường Việt Nam đa phần là loại rượu có pha chế methanol, một loại dung môi phổ biến. Methanol là một loại cồn công nghiệp.

Bản thân methanol là chất độc có độc tính thấp nhưng khi được đưa vào cơ thể người, nó sẽ được chuyển hóa thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Có những người uống rượu này lâu ngày có thể mờ mắt dẫn đến mù lòa.

Một chai rượu được sản xuất đúng chuẩn thì nhìn cảm quan bên ngoài chai rượu phải có đầy đủ nhãn mác, thông tin như tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu... Ngoài ra có thể ngửi nếu mùi cồn thơm, cay nồng là tốt.

Về nguyên tắc, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Theo đúng quy trình thì rượu phải được cất thành cồn rồi mới được pha chế thành rượu thực phẩm. Có một cách có thể áp dụng khá chính xác là đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa xoa hai bàn tay vào nhau. 

Nếu hai bàn tay còn dính dính là rượu không tốt vì andehit dầu Fugien còn đọng lại trong rượu. Rượu tốt sẽ bay hơi hết khi có tác động ma sát. Các loại độc tố chưa lọc hết này uống vào gây đau đầu, tác hại lớn đến hệ thần kinh. Có thể ngửi, nếu mùi cồn thơm cay nồng là tốt hoặc nếm để biết vị của rượu.

Nếu phân biệt bằng cách nếm thì rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt. Người dân cũng có thể thử với lửa. Nếu mẫu thử tạo ra ngọn lửa màu vàng khi đốt trên lửa, đồ uống này không an toàn. Hoặc nhúng giấy quỳ đỏ vào trong mẫu rượu nghi ngờ có methanol cao khoảng 2-3 phút. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh, loại rượu này chứa lượng methanol nguy hiểm cho sức khỏe. Giấy quỳ có bán rất phổ biến tại các hiệu thuốc, có thể tích trữ sẵn trong ví để thử khi cần thiết.

Đặc biệt cảnh giác với các loại rượu có hình thức quá sặc sỡ, màu mè, đựng trong các giỏ quà Tết, không rõ tem mác, nguồn gốc xuất xứ. Đừng vì “tiếc tiền” mà cố uống để rước họa vào bản thân.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, độc tính của Methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác, vì vậy thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu khiến người đã uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc.

Theo các chuyên gia, với những loại rượu có pha hương liệu thì phải chú ý đến thành phần hương liệu đó, vì hiện có rất nhiều loại hương liệu không tốt cho sức khỏe. Bằng mắt thường không thể lựa chọn được thì nên lựa chọn các thương hiệu đã quen sử dụng và mua hàng ở những nơi đáng tin cậy.

Rượu ngon khi thử phải có mùi thơm đặc trưng, khi nếm có vị đặc trưng của từng loại. Ví dụ như vang chat thì phải có vị chát đặc trưng của hoa quả, nếu thấy vị của các chất hóa học thì phải dừng lại ngay. Rượu ngon uống vào êm, không bị sốc thẳng lên mũi kiểu như cồn. Rượu phải được tách bỏ hết các tạp chất, chỉ còn lại vị tự nhiên, nhận biết kiểu này đòi hỏi người thử phải sành rượu mới cảm nhận được.

Rượu chứa methanol có thể gây ngộ độc cấp, nguy hiểm đến tính mạng người dùng

“Tốt nhất là hạn chế uống rượu, cần thiết thì uống ở mức độ rất nhỏ, chỉ đủ để vui thôi chứ đừng vui quá. Uống nhiều rượu sẽ tàn phá dạ dày, càng uống càng không tỉnh táo, càng có khả năng uống phải loại rượu dởm mà không nhận biết được. Do đó, mỗi người hãy tỉnh táo để bảo vệ sức khỏe của chính mình”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên.

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần sử dụng rượu có nguồn gốc, rượu của những cơ sở có thương hiệu uy tín và không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường.

Không thể dùng giấy quỳ để có thể phát hiện ra methanol có trong rượu. Ngay cả khi dùng các giác quan ngửi, nếm, sờ, nhìn… cũng không thể phát hiện ra được methanol. Trong dân gian có lưu truyền một số mẹo đốt rượu nếu cháy lửa để phát hiện ra rượu có chứa methanol cũng không chính xác. Để biết được rượu có chứa methanol hay không thì phải đưa phòng thí nghiệm phân tích.

PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Uyên Chi

Tin nổi bật