Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chưa tìm thấy trân châu khó tiêu xuất xứ Trung Quốc tại Hà Nội

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Khảo sát tại các quán trà sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội, phóng viên đều nhận được câu trả lời từ những khách hàng là họ vẫn uống trân châu nhưng không thể...

(ĐSPL) - Khảo sát tại các quán trà sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội, phóng viên đều nhận được câu trả lời từ những khách hàng là họ vẫn uống trân châu nhưng không thể nào kiểm soát và phân biệt được đâu là trân châu giả và thật...

[mecloud]gQUMD06F1T[/mecloud]

Mới đây, Đài truyền hình Sơn Đông của Trung Quốc đã phát sóng một phóng sự cảnh báo về những hạt trân châu màu đen lạ không rõ nguồn gốc. Trong phóng sự này cho thấy, thành phần của nó có thể là từ phế liệu, gây tổn thương hệ tiêu hóa.

Một phóng viên đã uống trà sữa trân châu tại cửa hàng ở địa phương, sau đó đến bệnh viện để chụp cắt lớp. Tại đây, người ta đã "ngã ngửa" khi kết quả xét nghiệm cho thấy, dạ dày anh này chứa đầy hạt trân châu không tiêu hoá được cùng chất phụ tạo kết dính bất thường. Tuy nhiên, đến nay các bác sĩ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Để rộng đường dư luận, phóng viên đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ điều tra để tiếp xúc với một quản lí cửa hàng trà sữa. Tại đây, anh đã có câu trả lời đầy bất ngờ: "Tất cả đều được sản xuất tại các nhà máy hoá chất. Nói trắng ra, chúng được làm từ đế giày da và lốp xe cũ".

Kết quả chụp cắt lớp cho thấy hạt trân châu không tiêu hóa trong cơ thể phóng viên. (Ảnh chụp từ video của VTV).

Thông tin trên không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng Trung Quốc mà nó còn ít nhiều ảnh hưởng đến những bạn trẻ thường xuyên yêu thích loại đồ uống này ở Việt Nam. Nhằm giải tỏa những lo ngại này, chương trình Chuyển Động 24h đã thực hiện phóng sự để tìm hiểu về loại trân châu lạ cũng như khảo sát về phản ứng của người tiêu dùng Việt Nam trước thông tin này.

Theo như kết quả khảo sát trên trang fanpage của chương trình, 61\% người được hỏi nói rằng họ vẫn sẽ uống trân châu nhưng tìm những địa chỉ tin cậy, 3\% nói rằng họ sẽ uống nhưng không quan tâm đến nguồn gốc và 36\% còn lại trả lời sẽ không bao giờ uống trân châu nữa.

Thực hiện khảo sát tại các quán trà sữa trên địa bàn thành phố Hà Nội, phóng viên đều nhận được câu trả lời từ những khách hàng là họ vẫn uống trân châu nhưng không thể nào kiểm soát và phân biệt được đâu là trân châu giả và thật. Tìm hiểu sâu hơn vấn đề, các phóng viên của Chuyển Động 24h đã tìm đến các cửa hàng chuyên cung cấp trân châu cho các quán trà sữa ở các phố Hàng Buồm, chợ Đồng Xuân.

Các chủ cửa hàng này cho biết, họ hiện chỉ sử dụng các loại trân châu được sản xuất và đóng gói tại Thái Bình. “Trân châu được bán ở đây đảm bảo hàng Việt Nam, không phải hàng Trung Quốc. Bây giờ còn ai bán hàng Trung Quốc nữa đâu“, một chủ cửa hàng nguyên liệu chia sẻ. 

Phóng sự cũng nêu rõ, trước đây vài năm, loại trân châu ngoại nhập khá phổ biến tại Việt Nam. Nhưng sau một đợt rộ lên thông tin về trân châu bẩn và giả, loại hàng này đã “biến mất” hoàn toàn.

Kết quả mà phóng sự thu lại cho thấy, người dân có thể an tâm phần nào khi sử dụng thức uống khá phổ biến trong giới trẻ này. Tuy nhiên, chắc hẳn chúng ta vẫn còn thắc mắc làm sao để phân biệt hạt trân châu giả và thật để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe?

Phóng sự của đài truyền hình Trung Quốc chỉ ra rằng: hạt trân châu thật thường được làm bằng bột khoai tây, khoai lang, khoai môn và cho thêm chút đường. Sau khi làm xong, chúng rất mềm và không màu. Mọi người có thể tìm thấy công thức chế biến trân châu an toàn trên mạng. Còn trân châu mua ở chợ thường có màu đen, chỉ cần bóp nhẹ là rã rời ra thành bột.

Tuy nhiên, không thể khẳng định 100\% loại trân châu này không được nhập và trà trộn vào trân châu nội để cung cấp cho các quán trà sữa. Nhằm giúp người tiêu dùng an tâm hơn về vấn đề này, Chuyển Động 24h cũng đưa ra một vài cách phân biệt trân châu.

Theo đó, bột để làm trân châu thật gồm bột khoai tây, bột khoai lang, bột khoai môn, thêm chút đường và các công thức cũng rất dễ tìm thấy trên các trang mạng. Nhìn bề ngoài, có thể thấy chúng khác hoàn toàn với trân châu được mua ngoài chợ, trân châu mua ở chợ đầu mối thường có màu đen, chỉ cần bóp nhẹ là rời ra thành bột, còn loại trân châu tự làm bề ngoài không màu, rất mềm và gần giống bánh trôi nước nhỏ.

AN NHIÊN (Tổng hợp)

Tin nổi bật