Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chưa có kinh nghiệm, đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì?

(DS&PL) -

Chuẩn bị chu đáo cho buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp và chưa có kinh nghiệm. Muốn vượt qua vòng phỏng vấn bạn cần có những “chìa khóa” đủ để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn không chỉ cần nổi bật mà còn cần khác biệt để khiến nhà tuyển dụng “quên đi’” việc bạn là ứng viên mới, chưa có kinh nghiệm.

Vậy cụ thể đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Chuẩn bị thông tin về công ty và vị trí làm việc

Thay vì chú trọng vào kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ tập trung quan sát thái độ của ứng viên mới. Họ đánh giá cao sự nghiêm túc và hiểu biết của ứng viên về cơ hội việc làm online 2024 thông qua hiểu biết về công ty, công việc.

Hiểu rõ môi trường làm việc và các yêu cầu công việc giúp bạn tạo ấn tượng tích cực ngay từ đầu. Nhờ hiểu biết, bạn tìm được cách thể hiện giá trị cá nhân theo hướng công ty tìm kiếm. Các câu trả lời phỏng vấn chính xác hơn, linh hoạt hơn, tăng khả năng thuyết phục hơn.

Do đó, nên dành thời gian tìm hiểu kỹ về nơi bạn ứng tuyển. Hãy đọc kỹ mô tả công việc, tìm kiếm thông tin liên quan đến công ty, môi trường làm việc qua các mối quan hệ, trên trang web, các mạng xã hội, trên Google...

Chuẩn bị kỹ năng phù hợp

Kỹ năng là điều không thể thiếu khi trả lời câu hỏi Đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì, nhất là khi chưa có kinh nghiệm. Cùng với kinh nghiệm, kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong đánh giá năng lực và giá trị ứng viên mang lại cho doanh nghiệp. Chuẩn bị các kỹ năng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin, biết tận dụng cơ hội để chứng tỏ sự phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Hãy lựa chọn nhóm kỹ năng bạn sắc bén nhất nhưng cần đảm bảo đó phải là kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn đừng quên chuẩn bị một số ví dụ chứng tỏ sự thành thục và giá trị mà kỹ năng đó mang lại cho công việc.

Chuẩn bị về tinh thần

Thông thường, người thiếu kinh nghiệm làm việc cũng sẽ “non” trong kinh nghiệm phỏng vấn. Vậy nên trong buổi phỏng vấn sẽ có thời điểm bạn không kiểm soát được cảm xúc thậm chí “đánh mất chính mình”.

Để tránh tình huống như vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý. Khi tâm trạng ổn định, bạn sẽ duy trì được sự bình tĩnh và tập trung cao độ. Từ đó có được sự chính xác trong câu trả lời. Chưa kể, chuẩn bị trước tâm lý bao gồm cả tình huống xấu giúp bạn lạc quan và sẵn sàng đối mặt với những thách thức không lường trước được.

Do đó, đừng bước vào phòng phỏng vấn với khuôn mặt lo sợ, ánh mắt hoang mang mà hãy tự tin, thoải mái và tinh thần mạnh mẽ nhất.

Chuẩn bị câu trả lời và câu hỏi phỏng vấn

Sự căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong buổi phỏng vấn. Nó khiến bạn có thời điểm không thể suy nghĩ thấu đáo để có câu trả lời tốt nhất. Do đó, việc luyện tập trước các câu trả lời là hết sức cần thiết.

Bạn nên soạn ra nhóm câu hỏi phổ biến cùng câu trả lời và luyện tập diễn đạt trước gương, trước người khác. Điều này giúp bạn làm quen với quy trình nghĩ và phản xạ nhanh nhạy, đồng thời không bị bỡ ngỡ khi bước vào phỏng vấn chính thức.

Bạn cũng đừng quên soạn trước nhóm câu hỏi. Việc đặt câu hỏi có chủ đích thể hiện sự chín chắn và tư duy của bạn. Câu hỏi giúp bạn có cơ hội thể hiện khả năng đưa ra giải pháp và cho thấy bạn đã xem xét vấn đề và có ý kiến tích cực.

Chuẩn bị người tham chiếu

Người tham chiếu đóng vai trò chứng minh những gì bạn nói là “sự thật”, gia tăng sự thuyết phục cho bạn. Họ giúp xác thực thông tin năng lực, tính cách, giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Vậy nên bạn cần lưu ý chuẩn bị người giới thiệu xuất sắc.

Hãy cân nhắc 2-3 người tham chiếu, đó có thể là thầy giáo, sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Nhưng họ phải là người hiểu năng lực và có mối quan hệ tốt với bạn. Đặc biệt, cần chắc chắn họ biết về việc được bạn lựa chọn và thoải mái với điều đó.

Chuẩn bị trang phục

Hình ảnh chuyên nghiệp giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Do đó, dù không cần quá cầu kỳ nhưng dành thời gian cho diện mạo bên ngoài là nên làm.

Hãy tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp để lựa chọn trang phục đáp ứng chuẩn mực công ty bạn ứng tuyển. Điều này thể hiện sự thấu hiểu và sẵn lòng tuân thủ của bạn với quy định doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không có nguyên tắc về trang phục cụ thể, bạn có thể tự chuẩn bị trang phục phù hợp với công việc và đủ để nhà tuyển dụng ghi nhớ. Cũng đừng quên bên cạnh trang phục thì một diện mạo tươi tắn, nhiều năng lượng sẽ giúp bạn trở thành ứng viên khó quên.

Như vậy, bạn đã có đáp án cho câu hỏi: Chưa có kinh nghiệm, đi phỏng vấn cần chuẩn bị gì. Nếu làm được những điều trên, bạn sẽ thu hút và chinh phục hoàn toàn nhà tuyển dụng.

Nguyễn Lý

 

Tin nổi bật