Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chùa Ba Vàng: Rộng hàng chục ngàn mét vuông, từng đạt kỷ lục nào?

(DS&PL) -

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) từng nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương" trong Lễ Khánh thành hồi năm 2014.

Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) từng nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương" trong Lễ Khánh thành hồi năm 2014.

Chùa Ba Vàng những ngày này đang thu hút sự quan tâm của dư luận bởi thông tin về việc truyền bá chuyện vong báo oán, giải nghiệp thu về trăm tỷ mỗi năm.

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa có bề dày lịch sử, trải qua nhiều lần trùng tu, xây dựng để biến thành một công trình nguy nga, tráng lệ, rộng hàng chục ngàn mét vuông đất như ngày hôm nay.

Chùa Ba Vàng là  "Ngôi chùa trên núi có Chính Điện lớn nhất Đông Dương". - Ảnh: Tuổi Trẻ

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng (thuộc phường Quang Trung, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), ở độ cao 340m so với mặt nước biển.

Theo VietNamNet, nội dung khắc trên cây hương đá (thiên đài trụ) trước cửa chùa phản ánh, Chùa Ba Vàng xưa được xây dựng năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh nguyên niên (Vĩnh Thịnh năm đầu tiên), tức năm 1706. Nhự vậy ngôi chùa có lịch sử xây dựng khá sớm, cách đây hơn 300 năm. Căn cứ vào những dấu tích di vật khảo cổ còn lưu lại thì có thể ngôi chùa còn được xây dựng sớm hơn, tức là vào thời Trần.

Do thời gian, cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa đã trở thành phế tích. Năm 1988 chùa được trùng tu tôn tạo lại bằng gỗ và đến năm 1993 thì xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu như không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.

Bia đá chùa Ba Vàng còn lưu dấu vị Thiền Tổ khai sáng cho chùa là Đại Thiền Sư thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tên ngài là Trúc Lâm Ma Ha Sa Môn - Tuệ Bích Phổ Giác.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, đến năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh về làm trụ trì chùa Ba Vàng. Từ đây, một kế hoạch xây lên ngôi chùa trên núi lớn nhất Đông Dương được ấp ủ. Tháng 1/2011, ngôi chùa được khởi công xây dựng lần thứ tư với quy mô to lớn kỷ lục.

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như: Ngôi Đại Hùng bảo điện rộng 4,500m2, Lầu Chuông rộng 112m2, Lầu Trống rộng 112m2, hành lang La Hán rộng 200m2, nhà bảo tàng rộng 700m2, thư viện rộng 700m2, khu nhà tăng rộng 1.600m2, thiền đường rộng 960m2, cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội và một số công trình phụ.

Ngày 9/3/2014, chùa Ba Vàng tổ chức đại lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương".

Tháng 12/2014, thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh đã bảo vệ thành công luận án "Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Đông Dương" trước hội đồng giáo sư Đại học Kỷ lục thế giới.

Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. - Ảnh: Khám phá Việt Nam

Báo An ninh thủ đô cho biết, theo quy hoạch, công trình chùa được xây dựng trên diện tích khoảng 22.00ha, trong đó đất dành cho cây xanh cảnh quan chiếm hơn nửa. Tổng mức đầu tư của công trình khoảng 280 tỷ đồng. Nguồn vốn này có được nhờ quá trình huy động, đóng góp công đức của tăng ni, phật tử, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm khắp nơi.

Chùa mới có đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà "Đại hùng bảo điện" (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng.

Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam Bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam. Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ cũng có kích thước lớn như tượng Tam thế, Quan âm, ông Thiện, ông Ác… đều cao từ trên 2m trở lên. Trong đó, pho tượng A Di Đà là một trong những tượng Phật bằng gỗ vào loại lớn nhất miền Bắc.

Kế tiếp chùa chính là các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông… được thiết kế hài hoà, liên hoàn, tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như phật tử đến chùa lễ Phật.

Cùng với đó, khuôn viên chùa được thiết kế công phu, tạo cảnh quan đẹp dựa theo địa thế tự nhiên nằm trên đỉnh núi của chùa. Đặc biệt, với hành lang La Hán hai bên, bộ tượng đá 18 vị La Hán được bày trí hài hòa, mỗi vị mỗi vẻ, gây ấn tượng đối với du khách và phật tử thập phương.

Vi An (T/h)

Tin nổi bật