Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ tịch Hà Nội: Nếu nước sông Tô Lịch “đứng” như trong ao hồ sẽ làm sạch được ngay

(DS&PL) -

“Nếu nước sông Tô Lịch “đứng” thì có thể dùng chế phẩm Redoxy3C để xử lý tình trạng ô nhiễm tại đây như ở các ao hồ của Thành phố hiện nay” - Chủ tịch Hà Nội cho hay.

“Nếu nước sông Tô Lịch “đứng” thì có thể dùng chế phẩm Redoxy3C để xử lý tình trạng ô nhiễm tại đây như ở các ao hồ của Thành phố hiện nay” - Chủ tịch Hà Nội cho hay.

Theo phản ánh của Dân trí, chiều ngày 9/7, giải trình thêm cho các thành viên UBND Thành phố Hà Nội tại phiên chất vấn HĐND, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, hiện các đơn vị liên quan đang thí điểm nhiều công nghệ mới để “hồi sinh” sông Tô Lịch và các ao hồ.

“Với công nghệ mới, chúng ta đã xử lý rất hiệu quả tình trạng ô nhiễm ở các ao hồ. Nếu chất này (chế phẩm Redoxy3C) đưa xuống sông Tô Lịch mà nước “đứng” thì xử lý được như các hồ ngay” - ông Chung nói.

Theo ông Chung, vấn đề hiện nay là sông Tô Lịch vẫn là dòng chảy nên Thành phố đang áp dụng các công nghệ thí điểm làm sạch. Trước mắt Thành phố sẽ cố gắng làm cho con sông này hết mùi.

Công nhân dùng chế phẩm Redoxy3C xử lý ô nhiễm ao hồ ở Hà Nội.  Ảnh: Dân trí

Được biết, trên sông Tô Lịch hiện nay, Hà Nội đang thí điểm 2 công nghệ làm sạch nguồn nước (Công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản và Redoxy3C của Đức).

Hà Nội sử dụng chế phẩm Redoxy3C để xử lý ô nhiễm ao hồ từ năm 2016 đến nay. Qua 2 năm sử dụng chế phẩm này, có 87/125 hồ ô nhiễm nặng trong nội thành của Hà Nội được “cứu”. Chất lượng nước tất cả các hồ xử lý bằng chế phẩm Redoxy-3C đều đạt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Về áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản, theo VnExpress, sau hơn 2 tuần thí điểm, độ dày lớp bùn trong khu quây sắt giảm 38-48 cm, hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh và đạt 6.67 mg/l (đạt tiêu chuẩn cột A1 - quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt). Nước trong khu quây trong hơn, có thể nhìn thấy đáy bùn.

"Công nghệ Nano-Bioreactor đã phân hủy tầng bùn đáy rõ rệt, hàm lượng oxy hòa tan tăng mạnh tạo môi trường tốt cho cá, thủy sinh phát triển", tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia về môi trường của Nhật Bản, nhận định.

Chuyên gia này giải thích thêm, công nghệ Nano-Bioreator gồm hai yếu tố là máy sục khí Nano tạo ra oxy trực tiếp kích hoạt vi sinh vật; các tấm vật liệu Bioreactor là chất xúc tác, cung cấp giá thể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật. Hai yếu tố kết hợp thúc đẩy quá trình tự làm sạch nước, phân hủy bùn.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật