Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ đầu tư giải thích với Thủ tướng việc chậm góp vốn tại dự án Vũng Tàu Paradies

(DS&PL) -

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đại diện chủ đầu tư dự án Vũng Tàu Paradise đã lý giải các nguyên nhân nguồn vốn góp trong liên doanh bị chậm…

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đại diện chủ đầu tư dự án Vũng Tàu Paradise đã lý giải các nguyên nhân nguồn vốn góp trong liên doanh bị chậm…

Dự án Vũng Tàu Paradise.

Đối tác Việt Nam kiên quyết không giao "sổ đỏ"

Ngày 26/9/1990, Công ty Paradise Development and Investment (cổ đông chính là ông Long Shiang Wu, các cổ đông khác là Quỹ đầu tư tài chính và Ngân hàng Đài Loan) ký hợp đồng liên doanh với Công ty Dịch vụ Du lịch quốc tế Vũng Tàu để thành lập Công ty Liên doah Vũng Tàu Fairy Land để thực hiện Dự án Vũng Tàu Paradise. Ngày 23/4/1991, Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là bộ Kế hoạch và Đầu tư) có quyết định cho phép thành lập Công ty Liên doanh Vũng Tàu Fairy Land (sau này đổi tên thành Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise) để xây dựng và kinh doanh một khu văn hoá, thể thao và du lịch tại Vũng Tàu. Vốn pháp định của Liên doanh là 61.800.000 USD, phía Việt Nam góp 15.450.000 USD (chiếm 25%) vốn pháp định bằng quyền sử dụng 220ha đất trong thời hạn 25 năm. Bên nước ngoài góp bằng tiền là 46.350.000 USD, chiếm 75% vốn pháp định.

Tại thời điểm cấp giấy phép đầu tư ngày 23/4/1991, Công ty Paradise Development and Investme của Đài Loan (gọi tắt là Công ty Paradise Đài Loan) là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, và là nhà đầu tư đầu tiên đầu tư vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngay sau khi nhận giấy phép đầu tư, ông Long Shiang Wu đã trực tiếp cùng đội ngũ kỹ sư, chuyên gia và các công ty tư vấn thiết kế nước ngoài vào Việt Nam nghiên cứu triển khai hồ sơ quy hoạch và thiết kế để trình Chính phủ Việt Nam phê duyệt các công trình thiết kế của dự án, mặc dù khu đất vẫn còn vướng rất nhiều công trình, nhà dân chưa được đền bù giải toả để giao đất sạch cho công ty triển khai dự án. Theo Điều 7 và Điều 12 của Hợp đồng liên doanh thì thời hạn giao đất là 3 tháng kể từ ngày 23/4/1991, nhưng đến tận ngày 7/6/1993 mới bàn giao mặt bằng khu đất cho liên doanh, như vậy việc giao đất bị chậm 2 năm. Cũng theo hợp đồng liên doanh thì thời gian xây dựng cơ bản dự án là 13 năm kể từ ngày bàn giao mặt bằng, như vậy việc xây dựng phải đến năm 2006 mới hoàn thành.

Ở giai đoạn đầu, Công ty Liên doanh đã triển khai rất tốt việc tổ chức thi công, sau hai năm kể từ tháng 6/1993 ngày nhận bàn giao đất sạch đã khôi phục được môi trường, xây dựng được sân golf 27 lỗ 130ha, khu vui cho giải trí, trồng cây xanh và xây dựng một số công trình đưa vào sử dụng, tạo được một điểm đến mới ở Vũng Tàu, thu hút đông đảo khách du lịch. Đến năm 2003 thì số tiền phía nước ngoài góp vào xây dựng dự án là khoảng 26.000.000 USD, bằng 1.7 lần so với vốn phía Việt Nam góp, còn đối tác Việt Nam vẫn chưa chuyển Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty liên doanh. Để tiếp tục chuyển tiền vào Việt Nam xây dựng dự án, các cổ đông trong Công ty Paradise Đài Loan bao gồm các Quỹ đầu tư tài chính nước ngoài và Ngân hàng Đài Loan đã sang Việt Nam và có nhiều cuộc họp với Hội đồng quản trị Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise thời điểm đó. Tại các cuộc họp này, các cổ đông nước ngoài đã yêu cầu đối tác Việt Nam sang tên giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise theo đúng quy định góp vốn và trách nhiệm đã được quy định trong Hợp đồng Liên doanh. Tuy nhiên, phía đối tác Việt Nam lại trả lời là họ đã bàn giao mặt bằng của dự án cho Công ty liên doanh là đã thực hiện xong việc góp vốn nên không sang tên giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise. Các cổ đông nước ngoài khẳng định việc  phía đối tác Việt Nam không sang tên giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho liên doanh là chưa thực hiện việc góp vốn, trong khi đó phía đối tác nước ngoài đã góp 26 triệu USD. Đây cũng là điểm mấu chốt khiến các cổ đông, quỹ đầu tư Đầu tư tài chính nước ngoài và Ngân hàng Đài Loan không yên tâm đầu tư vào Việt Nam vì sợ bị lừa dối, đồng thời rút vốn khỏi Công ty Paradise Đài Loan, không tiếp tục đầu tư vào dự án nữa.

Đến năm 2006 thì xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới, Châu Á là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, khó khăn càng thêm chồng chất, cộng với việc  đối tác Việt Nam không giao giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty liên doanh, các cổ đông còn lại đã quyết định rút vốn vì không yên tâm đầu tư vào Việt Nam.

Do nhiều lần thuyết phục cả hai bên không thành công, cộng với việc ông Long Shiang Wu đã dốc hết tiền của  bản thân và gia đình vào dự án mà chưa thu được đồng lợi nhuận nào, dẫn đến ông Long Shiang Wu bị bệnh và mất vào năm 2010. Sau đó, vợ ông Long Shiang Wu là bà Liu Mei Teh, đồng thời là một cổ đông trong công ty đã sang Việt Nam để điều hành, xây dựng dự án. Cùng thời gian này, bà Liu Mei Teh còn là Tổng hội trưởng Hiệp hội thương mại Đài Loan tại Việt Nam, bà đã tìm kiếm và thu hút các đối tác đầu tư vào Việt Nam nói chung và Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng nhằm đẩy mạnh phát triển ngành du lịch biển cũng như các ngành nghề kinh doanh khác nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Bà Liu Mei Teh đã kêu gọi và có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào dự án Vũng Tàu Paradise. Tuy nhiên, khi biết khu đất mà công ty liên doang đang thực hiện dự án lại đứng tên một công ty khác thì họ đã rút lui.

Muốn gắn bó lâu dài với Việt Nam

Bà Liu cho biết, việc Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise không được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chỉ được bàn giao đất trên thực địa đã làm cho các cổ đông còn lại là Quỹ đầu tư tài chính và Ngân hàng Đài Loan không tiếp tục góp vốn vào Công ty Paradise Đài Loan, dẫn đến nhiều hạng mục chính của dự án dang dở. Khu khách sạn 1.500 phòng mới chỉ hoành thành việc thiết kế và thi công xong phần móng, không thể khai thác được, làm mất tính khả thi của dự án. Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sang tên cho Công ty liên doanh thì sẽ không dẫn đến việc các cổ đông sẽ rút vốn và chắc chắn sẽ việc đầu tư góp vốn của phía nước ngoài sẽ thực hiện đầy đủ và dự án sẽ hoàn thành theo đúng cam kết ban đầu.

Kể từ khi giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise, bà Bà Liu Mei Teh đã nhiều lần yêu cầu sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty liên doanh và đề nghị các bên trong liên doanh làm văn bản xin gia hạn dự án để bà Liu tiếp tục thu xếp vốn để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dự án nhưng không được phía Việt Nam hợp tác. Ông Nguyễn Tôn Hoàng là đại diện cho phần vốn góp của phía Việt Nam không đồng ý mà "đòi" để cho công ty Cổ phần du lịch dịch vụ quốc tế Vũng Tàu Intourco tự đứng ra xin chủ trương đầu tư vào dự án.

Theo bà Liu, do thời gian bàn giao đất chậm 2 năm so với giấy phép đầu tư, vì vậy theo đúng luật thì thời hạn giấy phép đầu tư phải đến tháng 6/2018 mới hết hạn. Tuy nhiên, tháng 12/2016, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra Quyết định số 3776 thu hồi 220 ha đất dự án. Việc dự án bị thu hồi được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là một bất lợi lớn cho chủ đầu tư ở giai đoạn này, điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, một mặt công ty phải lo công ăn việc làm cho gần 600 lao động, phải lo duy tu bảo dưỡng cho các hạng mục dự án, mặt khác thì dự án đã có quyết định thu hồi. Phải đến ngày 19/3/2019, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới sửa sai bằng việc ban hành Quyết định 625 để huỷ Quyết định 3776 đã ký trước đó.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, bà Liu cho biết, hiện nay các đối tác trong liên doanh đã tìm được tiếng nói chung và cùng mong muốn tiếp tục phát triển dự án. Là nhà đầu tư tâm huyết, muốn gắn bó lâu dài với Việt Nam nên "Công ty rất mong muốn được Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài, bền vững, mang lợi ích cho doanh nghiệp và địa phương", văn bản gửi Thủ tướng thể hiện.

Liên quan đến vấn đề này, Viện trưởng Viện lập pháp Đài Loan (Trung Quốc) Tô Gia Toàn (tương đương Chủ tịch Quốc hội) cũng đã gửi văn bản đề nghị Chính phủ Việt Nam gia hạn thời gian hoạt động của dự án lên 50 năm, thay vì 25 năm như trước đó. Văn bản này cho biết, từ khi bà Liu đầu tư 26.336.042USD vào công ty liên doanh cho đến nay gặp rất khó khăn như năm 2006 bị bão tàn phá toàn khu vực, phải xây dựng lại cộng thêm với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, 2008; đối tác Việt nam chưa sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty liên doanh, chính quyền tỉnh lại tuyên bố thu hồi đất dự án... những sự kiện trên đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư, làm cho dự án không thu hồi được vốn đầu tư, mà cũng không xây dựng đúng tiến độ như kế hoạch đề ra.

Trước tình hình muôn vàn khó khăn trở ngại, nhưng Công ty liên doanh vẫn tin tưởng sâu sắc vào chính sách của Chính phủ Việt Nam là tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh để đảm bảo thu nhập cho hơn 600 công nhân viên, tuy nhiên thời gian quy định theo giấy phép đầu tư số 183/GP của công ty đã hết hạn, chủ đầu tư đã nhiều lần gửi công văn xin gia hạn đến các cơ quan thẩm quyền nhưng không được chấp thuận, điều đã gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tránh trường hợp nhà đầu tư khởi kiện ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp song phương Đài Loan – Việt Nam, để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như tạo môi trường đầu tư bền vững, lâu dài thu hút thêm nguồn vốn FDI cũng như để đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 600 lao động tại địa phương; hiện nay các đối tác trong Liên doanh đã tìm được tiếng nói chung và cùng mong muốn được tiếp tục triển khai dự án để hoàn chỉnh quy hoạch toàn dự án. Điều quan trọng nhất là đã có sự tham gia của các nhà đầu tư có tiềm năng khi tiếp tục tăng vốn đầu tư, đó là điều kiện thuận lợi để tiếp tục thực hiện tốt các kế hoạch còn lại sau khi giấy phép gia hạn được cấp, và để dự án này mãi mãi tự hào là kiểu mẫu của sự hợp tác đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và Đài Loan.   

Theo đó, ông Tô Gia Toàn đề nghị Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise được gia hạn giấy phép hoạt động lên 50 năm. Ông Tô Gia Toàn cho rằng với năng lực sẵn có và niềm tin đối với Việt Nam nhất định sẽ tạo nên cục diện mới cho doanh nghiệp, trên cơ sở đó Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho Chính phủ Việt Nam và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, làm tăng thêm niềm tin của giới doanh nhân Đài Loan trên toàn cầu về môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Ngoài vai trò là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Vũng Tàu Paradise, bà Liu còn được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Đại Loan tại Việt Nam. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan cũng rất mong Chính phủ Việt Nam ủng hộ, tạo điều kiện cho dự án kéo dài thời gian hoạt động.

PV

Tin nổi bật