Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Chóng mặt” chiêm ngưỡng những tòa cao ốc chọc trời trên thế giới

(DS&PL) -

Hiện thế giới có khoảng 132 tòa nhà chọc trời với chiều cao kiến trúc trên 300 mét và sắp tới, sẽ còn nhiều tòa nhà chọc trời nữa mọc lên.

Hiện thế giới có khoảng 132 tòa nhà chọc trời với chiều cao kiến trúc trên 300 mét và sắp tới, sẽ còn nhiều tòa nhà chọc trời nữa mọc lên.

Thế giới đang ngày càng xuất hiện thêm nhiều các tòa nhà nhà chọc trời. Số liệu Hội đồng Nhà cao tầng và cuộc sống đô thị cho biết, khoảng hơn 230 tòa nhà cao tầng với chiều cao thấp nhất 200m dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay, trong đó số lượng nhà chọc trời tại Trung Quốc chiếm 60% tổng số nhà cao tầng trên thế giới. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á và Trung Đông cũng góp phần quan trọng đóng góp gia tăng mạnh số lượng nhà chọc trời.

Số lượng nhà chọc trời được xây dựng tăng nhanh tại châu Á cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng tại khu vực này. Nhóm các nền kinh tế mới nổi châu Á dự kiến tăng trưởng 6,5% trong năm 2018, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng 3,9% của kinh tế thế giới năm 2018, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ thế giới.

Tòa nhà Burj Khalifa, Abraj Al-Bait Clock Tower, Shanghai Tower, Trung tâm Tài chính Ping An
ẢNH: Reuters

Tại Trung Đông, ước tính khoảng 30 tòa nhà chọc trời đang được xây dựng, trong đó rất nhiều tòa nhà ở Dubai.

Theo Hội đồng Tòa nhà Cao tầng và Khu Đô thị, hiện thế giới có khoảng 132 tòa nhà chọc trời với chiều cao kiến trúc trên 300 mét, ba phần tư trong số đó được xây dựng trong thập kỷ vừa qua. Sắp tới, sẽ còn nhiều tòa nhà chọc trời nữa mọc lên thậm chí 20 tòa sẽ được hoàn thiện chỉ trong năm 2018.

Jeddah Tower

Tháp Jeddah cao 1.000m đang xây ở Ả-rập Xê-út dự kiến là tòa nhà cao nhất thế giới. Công trình 170 tầng sẽ soán ngôi của tòa nhà Burj Khalifa (829,6m) ở Dubai khi hoàn thành vào năm 2020.

Tháp Jeddah có thể chạm mây. Ảnh: CNN

Tháp Jeddah là tổ hợp khách sạn, căn hộ và văn phòng với một hiên ngắm cảnh ngoài trời lớn được biết đến như "công viên trên không". Dự án khởi công từ năm 2014 và chi phí xây dựng vào khoảng 1,2-1,5 tỷ USD.

Nếu xây dựng thành công, đây sẽ là công trình đầu tiên trên thế giới đạt độ cao 1km và có thể chạm mây. Công trình được hy vọng mang lại những thay đổi lớn trong kinh tế và du lịch của Jeddah và trở thành biểu tượng cho sự giàu có, quyền lực của nước này.

Tháp Jeddah là tác phẩm của kiến trúc sư Mỹ Adrian Smith, cũng là người thiết kế Burj Khalifa. Người sáng lập và chịu trách nhiệm dự án là Hoàng tử Ả-rập Xê-út kiêm lãnh đạo kinh tế Jeddah Al-Waleed bin Talal, người được coi là giàu nhất Trung Đông.

Buji Khalifa

Ngoài danh hiệu là tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa còn giữ hàng loạt danh hiệu như tầng quan sát cao nhất thế giới. Ảnh: CNN

Mở cửa từ năm 2010, tòa nhà Buji Khalifa cao 828 m gồm 200 tầng trị giá 1,5 tỷ USD. Tại đây, hơn 12.000 công nhân quốc tế làm việc mỗi ngày. Buji Khalifa cao gấp đôi tòa nhà Empire tại thành phố New York (Mỹ) và 3 lần tháp Eiffel ở thành phố Paris (Pháp).

Buji Khalifa vượt qua tòa Đài Bắc 101 (cao 508 m và giữ kỷ lục thế giới từ khi mở cửa vào năm 2004). Theo CNN, những mảnh của tòa nhà này có thể trải dài 1/4 thế giới.

Burj Khalifa còn giữ hàng loạt danh hiệu như tầng quan sát cao nhất thế giới, thang máy có khoảng cách đi lại dài nhất thế giới và bể bơi cao nhất thế giới trong một tòa nhà (tầng 76).

Người truyền linh hồn cho Burj Khalifa là Adrian Smith, một kiến trúc sư người Mỹ. Ông đã thiết kế tòa nhà dựa theo cảm hứng từ loài hoa Spider Lily, thường xuất hiện tại miền nam nước Mỹ, Nam Mỹ và Mexico.

Ban đầu, tòa tháp được gọi là Burj Dubai nhưng sau đó được đổi tên thành Burj Khalifa nhằm tôn vinh Tổng thống UAE và trị vì Abu Dhabi, Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan, người đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng ngọn tháp mang tính biểu tượng này. Trong tiếng Arab, Burj nghĩa là tháp.

The Super Tower

Tòa nhà Super Tower được thiết kế bởi Architects 49 Ltd, cao 615 mét. Ảnh: Global News

Hiện tại tòa nhà MahaNakhon cao 314 mét của kiến trúc sư người Đức Ole Scheeren là tòa nhà cao nhất tại Thái Lan. Tuy nhiên, ngôi vương của nó sẽ sớm bị soán bởi một tòa nhà có tên The Super Tower.

Với kinh phí xây dựng lên tới 600 triệu USD, khi hoàn thiện vào năm 2021 Super Tower cao 615 mét, gần gấp đôi MahaNakhon.

Tòa nhà được thiết kế bởi Architects 49 Ltd. này có 125 tầng bao gồm không gian văn phòng và 260 phòng khách sạn sang trọng. nó cũng có một tầng quan sát và một khu vườn ở trên tầng mái.

Dubai Creek Tower

 Dubai Creek Tower cao 928 mét. Ảnh: financialexpress

Khánh thành vào năm 2020, tòa tháp trị giá 1 tỷ USD này sẽ trở thành viên ngọc trong siêu dự án vương miện Dubai Creek Harbour. Tòa cao ốc chọc trời công nghệ cao này sẽ có một ngọn hải đăng trên đỉnh để chiếu sáng và ban đêm, một khu vườn mô phỏng Vườn treo Babylon và một đài quan sát 360 độ.

Với chiều cao 928 mét, Dubai Creek Tower cũng vượt qua Buji Khalifa (830 mét), tòa tháp cao nhất thế giới hiện tại. Tuy vậy, một tòa tháp khác khánh thành cùng năm ở Ả Rập Xê Út còn có chiều cao lớn hơn Dubai Creek Tower.

Central Park Tower

Central Park Tower. Ảnh: The Real Deal

Ngoài Jeddah Tower, Smith & Gill cũng thiết kế Central Park Tower. Khi khánh thành, đây sẽ là tòa chung cư cao nhất thế giới với độ cao 472 mét.

Tòa nhà này có 131 tầng gồm siêu thị, cửa hàng tạp hóa, một khách sạn 5 sao và 179 căn hộ cao cấp. Dự kiến, tòa nhà này sẽ hoàn thành vào năm 2020 và trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ tính theo chiều cao tầng mái.

Các nhà đầu tư hy vọng có thể thu về 4,4 tỷ USD từ việc bán căn hộ và các không gian siêu thị, khách sạn.

Guiyang Cultural Plaza Tower

Với độ cao 520 mét, Guiyang Cultural Plaza Tower sẽ trở thành tòa nhà cao nhất ở thành phố Quý Dương, Trung Quốc.

Khai trương vào năm 2020, tòa tháp 109 tầng này sẽ là nơi đặt các trung tâm biểu diễn nghệ thuật, trung tâm mua sắm và những căn hộ cao cấp.

Merdeka PNB118

Với chiều cao 644 mét, tòa tháp chọc trời ở Kuala Lumper này dễ dàng vượt qua Tháp đôi Petronas nổi tiếng cao 452 mét và thậm chí cả toàn nhà Exchange 106 cao 492 mét khánh thành tháng 9 năm nay.

Tòa tháp được hoàn thiện vào năm 2021 này được thiết kế bởi Fender Katsalidis Architects của Úc, hợp tác với công ty RSP Architects tại địa phương.

Baoneng Shenyang WFC Tower 1

Được đặt tên là "Hòn ngọc của miền Bắc", khi khánh thành vào năm 2022 tòa nhà cao 568 mét trị giá 1,45 tỷ USD này sẽ trở thành cao ốc cao nhất ở Thẩm Dương, Trung Quốc.

Nó nằm ngay phía nam Tháp Truyền hình Liaoning mang tính biểu tượng của thành phố và được thiết kế bởi hãng Atkins Global của Anh. Tòa tháp có 114 tầng và tổng diện tích sàn lên tới 334.450 mét vuông và một câu lạc bộ bên trong cấu trúc hình ngọc trai rộng 50 mét ở gần đỉnh.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật