Hiện nay, mỗi cá nhân thường sở hữu ít nhất một thẻ ATM, và nhiều người cũng bắt đầu hình thành thói quen sử dụng các loại thẻ tín dụng (Visa, Master Card hay JCB...) để thanh toán.
Theo tin tức của ngành ngân hàng, hàng năm ước tính có khoảng 20-25 loại phí dịch vụ cơ bản của ngân hàng được áp dụng trên tất cả các giao dịch tài khoản cá nhân.
Tổng cộng mỗi năm, chủ thẻ ATM mất đến hơn 1,7 triệu cho tất cả các loại phí dịch vụ này. |
Cụ thể, phí duy trì tài khoản thanh toán (9.900 đồng), phí thường niên (30.000 đồng), phí rút tiền mặt (3.300 đồng/giao dịch), phí chuyển tiền nội mạng tại ATM (1.100 đồng/ giao dịch), phí SMS Banking (11.000 đồng), phí internet banking (8.800 đồng)… và rất nhiều loại phí khác. Tổng cộng mỗi năm, ngân hàng thu đến hơn 1,7 triệu đồng cho tất cả các loại phí dịch vụ này trên một thẻ.
Tuy nhiên, theo trong số 72 triệu thẻ chỉ có khoảng 50\% số thẻ ATM là có người sử dụng thực. Trong đó, chỉ có 10\% là đăng kí giao dịch trực tuyến, chiếm khoảng 3 triệu thẻ ATM.
Lý giải nguyên nhân trên, ông Nguyễn Phát Vĩnh Lợi, Trưởng văn phòng Banknet.vn tại TP. Hồ Chí Minh khi trả lời tại tọa đàm “Phát triển thanh toán trong TMĐT” vừa được Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức chiều 26/9 cho biết, do cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử và thương mại điện tử tại Việt Nam còn nhiều rủi ro và hạn chế, chưa giúp người tiêu dùng an tâm thanh toán trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh lại đề cập đến khía cạnh chất lượng mua hàng trên thương mại điện tử còn hạn chế khiến người tiêu dùng còn e ngại chất lượng và hạn chế giao dịch.
Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, để khách hàng cảm thấy thoải mái với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tận dụng được lợi ích của thanh toán điện tử, các ngân hàng cần phải hợp lý và minh bạch trong việc thu phí, cũng như cần hỗ trợ khách hàng đơn giản hóa các khâu thu phí và tăng thêm tiện ích.