Ẩn sâu trong dãy núi Andes của Peru có loài lạc đà không bướu Vicuña (Vicugna vicugna) với thân hình mảnh mai, nhỏ nhắn. Nhìn bề ngoài, lạc đà Vicuña cực kỳ duyên dáng và thanh lịch.
Đây chính là lý do chúng được lựa chọn làm "quốc thú" của Peru. Người ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chúng được in trên quốc kỳ, huy hiệu, tiền xu... tại đây.
Lạc đà không bướu Vicuña sở hữu bộ lông siêu đắt đỏ.
Chúng là một trong hai loài lạc đà hoang dã hiếm hoi sinh sống được ở khu vực Nam Mỹ, bên cạnh lạc đà Guanaco. So với Guanaco, lạc đà Vicuña nhỏ nhắn hơn với chiều dài trung bình 1,5 mét, chiều cao chỉ từ 75 - 85 cm.
Dù khá nhỏ nhắn, song Vicuña không phải là loài vật yếu ớt. Do sống ở trên cao, lại là vùng núi khắc nghiệt, chúng đã tiến hóa để có số lượng hồng cầu trong máu cực lớn, nhằm tăng khả năng tận dụng oxy. Hệ tiêu hóa của lạc đà Vicuña cũng rất ấn tượng. Chúng có thể nghiền mịn các loại cỏ vừa khô vừa cứng để tiêu hóa một cách dễ dàng.
Trong lịch sử đế quốc Inca, từng có khoảng 2 triệu con lạc đà Vicuña sinh sống tại khu cao nguyên của dãy núi Andes. Chúng được xem như loài động vật thần thánh, và thậm chí có quy định cấm giết lạc đà Vicuña.
Thông thường, những con lạc đà được tập hợp với số lượng lớn và người ta bắt đầu xén lông theo một quy trình gọi là Chaccu. Sau khi lấy lông, họ thả lạc đà chứ không bao giờ giết chúng.
Nhóm vicuñas được phát hiện ở Chile.
Tuy nhiên dần theo thời gian, loài lạc đà này đối mặt tình trạng bị săn bắn nhiều quá mức, khiến số lượng của chúng không ngừng suy giảm. Nguyên nhân chỉ có một, đó là do lớp lông của chúng.
Thời Inca, lông của loài lạc đà này đã được đánh giá rất cao, khi chúng thường xuyên được sử dụng để dệt may trang phục cho hoàng gia, tầng lớp quý tộc.
Lý do khác khiến len vicuña đắt tiền là bởi lạc đà vicuña sản xuất ra một lượng nhỏ len cực kỳ mịn. Bộ lông vicuña phát triển rất chậm và đôi khi chúng phải mất tới 3 năm mới mọc lại sau khi bị cắt.
Sau mỗi lần cắt lông, chúng sẽ được gắn thẻ và thả lại về tự nhiên. Theo Made to measure suits, ca cắt lông phải được tiến hành hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng, bởi con vật rất dễ bị tổn thương và nếu sợ hãi, chúng có thể chết vì đau tim. Một con vicuña sản xuất khoảng 0,5 kg len mỗi năm và do đó, len vicuña rất hiếm và có giá trị.
Mỗi sợi lông của lạc đà Vicuña có độ dày chỉ khoảng 12 micron (tương đương 12 phần ngàn của 1 milimet). Nó cho thấy đây là một loại lông siêu nhỏ, siêu mịn, và đặc biệt khó tìm.
Theo Luxury Columnist, vicuña có giá dao động 400-600 USD (tương đương 9,6-14,4 triệu đồng) cho mỗi kg sợi chưa qua chế biến, với áo khoác làm từ len có thể được bán với giá hơn 20.000 USD (khoảng 500 triệu đồng).
Không thể tránh khỏi việc vicuña bị so sánh với loại vải sang trọng nổi tiếng khác, cashmere. Nhưng vicuña và cashmere là những loài động vật hoàn toàn khác nhau. "Cashmere có rất nhiều ở nhiều cấp độ khác nhau, còn nguồn cung vicuña thực sự rất thiếu", James Sheed nói.
Quay trở về thời điểm giữa thế kỷ XX, vicuña từng là loài có nguy cơ tuyệt chủng. Ở những năm 1960, chỉ có khoảng 6.000 con vicuña sống ở Peru và chính phủ nước này đã đưa vicuña vào danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Bấy giờ, chính phủ thực hiện các nỗ lực bảo tồn nghiêm ngặt, bao gồm cả việc thành lập khi bảo tồn có tên Pampas Galeras. Ngày nay, quần thể vicuña đã phục hồi lên khoảng 350.000 con (theo Danh sách đỏ của IUCN).
Theo Luxury Columnist, vicuña có giá dao động 400-600 USD (tương đương 9,6-14,4 triệu đồng) cho mỗi kg sợi chưa qua chế biến.
Nhưng tính độc quyền không phải là lợi thế duy nhất mà vicuña có được so với cashmere. Craig Wertheim (Phó Chủ tịch nhà máy sản xuất vicuña Scabal Mỹ và Canada) cho biết: "Độ mịn và mềm mại cao hơn nhiều so với một chiếc áo len cashmere. Khi bạn cầm trên tay một sản phẩm được làm từ vicuña, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt".
Một sợi vicuña có kích thước khoảng 12 micron, hoặc 12 phần nghìn milimet, khiến cho len vicuña cực kỳ mềm mại và mịn hơn bất kỳ loại len nào khác trên thế giới. Vì các sợi này rất mỏng manh nên không thể nhuộm hoặc xử lý bằng bất kỳ hoá chất nào thường được dùng trong ngành dệt may. Chỉ một số ít nhà máy trên toàn thế giới có khả năng xử lý loại sợi mỏng manh. Nếu không được xử lý đúng cách, chúng có thể bị hư hỏng không thể sửa chữa được.
Nhà nhập khẩu vải James Sheed (cung cấp sợi Zegna vicuña cho các thợ may Mỹ) cho biết: "Độ mềm của sợi đồng nghĩa với việc bạn phải rất cẩn thận ở mọi cấp độ. Làm sợi, nhuộm, dệt và hoàn thiện, bạn có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn là có lợi, trừ khi bạn rất cẩn thận".
Loại sợi động vật đắt nhất thế giới - loại sợi thời xưa dùng để làm trang phục cho người Inca và hoàng gia - ngày nay được dùng làm trang phục cho các triệu phú trên thế giới.