Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chính sách "giúp" game lậu thoải mái tung hoành?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc tạm dừng cấp phép cho game online của các nhà phát hành trong nước suốt từ năm 2010 đến nay vô tình đã tạo điều kiện cho game lậu thoải mái kiếm tiền tại VN

(ĐSPL) - Việc tạm dừng cấp phép cho game online của các nhà phát hành trong nước suốt từ năm 2010 đến nay vô tình đã tạo điều kiện cho game lậu thoải mái kiếm tiền tại Việt Nam.

Game Việt gặp khó, game lậu thu lớn

Từ thời điểm cuối 2010 trở về trước, game online luôn là mảng kinh doanh béo bở, tập trung được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong nước. Nguồn thu từ lĩnh vực này đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra các đơn vị nội dung số hàng đầu Việt Nam hiện nay như VNG hay VTC Game ....

Tuy nhiên, tới cuối năm 2010, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tạm ngừng cấp phép cho các game online mới của các doanh nghiệp trong nước nhằm mục đích tìm ra chế tài quản lý hiệu quả hơn đối với loại hình dịch vụ này. Nhưng chính quyết định đó đã tạo ra thời kỳ ảm đạm chưa từng thấy đối với ngành game Việt Nam.

Trên thị trường hiện có khá nhiều game online lậu đang hoạt động

Từ đó cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước đều phải chật vật trong tình trạng thua lỗ với các tựa game đã có tuổi đời lên 3-4 năm, trong khi thời gian kinh doanh trung bình của một game online chỉ kéo dài trong vòng 1-2 năm. Hậu quả tất yếu là lượng người chơi giảm dần cùng doanh thu cũng tụt đi nhanh chóng.

Trong khi các doanh nghiệp đều mòn mỏi chờ đợi Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 72 nhằm cởi trói cho ngành game trong nước thì ở một thái cực ngược lại, game lậu đang được phát hành chui lại mọc lên như nấm ngay trên "sân nhà".

Không phải chịu sự quản lý của các chế tài đã có, game lậu đang thoải mái kinh doanh với nguồn thu "đáng mơ ước" ngay cả đối với các đơn vị game online có tiếng trong nước. Đơn cử trường hợp của Công ty Afoo, đơn vị phát hành game lậu cho công ty của Trung Quốc là Lemon Game và Koramgame, chỉ trong quãng thời gian từ 5/2013-2/2014 đã thu về xấp xỉ 3 tỷ đồng.

Nói về tình trạng này, ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh - Truyền hình & Thông tin điện tử Bộ TT&TT thẳng thắn cho rằng, mặc dù game lậu đã xuất hiện tràn lan trên thị trường như về phía Nhà nước lại chưa có biện pháp quản lý hiệu quả. Điều này đã gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp cung cấp game trong nước với nước ngoài khi phần lớn doanh thu đều chảy vào túi các nhà phát hành game lậu.

Về phía nhà phát hành game, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng giám đốc VCCorp lên tiếng cảnh báo trường hợp như của Công ty Afoo không phải là hiếm. Họ phát hành game tại Việt Nam, thu tiền của người chơi nhưng khi cơ quan quản lý tới kiểm tra thì đột ngột biến mất.

Các đối tượng này luôn tìm ra mọi cách để trốn tránh lực lượng chức năng, thậm chí nếu đóng cửa một công ty thì ngay sau đó sẽ có một công ty khác được lập ra để tiếp tục kinh doanh trái phép, ông Tân chỉ ra phương thức hoạt động thường thấy của các đơn vị phát hành game lậu.

Chặn game lậu bằng cách nào ?

Nhận định chung của phía cơ quan quản lý cũng như các nhà game trong nước, để hạn chế tình trạng game lậu cần kiểm soát ngay từ quá trình thanh toán giữa người chơi và đơn vị phát hành mà cụ thể là tại các cổng thanh toán. Những cổng thanh toán trong nước hiện đang là phương thức chính được các doanh nghiệp nước ngoài dùng để thu tiền từ người chơi trong nước.

Theo ông Hoàng Vĩnh Bảo, việc kiểm soát được các cổng thanh toán sẽ triệt tiêu được phần lớn nguồn thu của doanh nghiệp phát hành game lậu. Tuy nhiên những quy định có liên quan tới cổng thanh toán trong nước vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ông Bảo cũng nêu ra vướng mắc hiện tại.

Game thủ sẽ là đối tượng thiệt thòi nhất mỗi khi nhà phát hành game lậu đột ngột "biến mất"

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thế Tân cũng cho rằng việc ngăn chặn ngay từ khâu thanh toán là hoàn toàn khả thi. Theo đó, Bộ TT&TT có thể yêu cầu các cổng thanh toán giám sát giao dịch, nếu giao dịch nào phát sinh số tiền quá lớn, khoảng 500 triệu đồng hoặc tăng đột biến có thể báo cáo lên để cơ quan quản lý rà soát lại.

Tuy nhiên, ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG cũng nêu ra các vướng mắc khi cho rằng, việc kiểm soát cổng thanh toán trong nước là hoàn toàn có thể nhưng lại không khả thi đối với các cổng thanh toán quốc tế.

Nếu các nhà phát hành game lậu chuyển sang các phương thức thanh toán quốc tế như bằng thẻ Visa, Master ... các giao dịch dạng này lại thuộc về các nhà thanh toán quốc tế hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, vì vậy cơ quan quản lý sẽ rất khó có thể kiểm soát được, ông Minh chỉ ra vấn đề.

Về quan điểm của mình, ông Minh cho rằng giấy phép kinh doanh chính là mấu chốt nhằm triệt tiêu nạn game lậu. Khi các doanh nghiệp trong nước được cấp phép phát hành game, lúc đó sẽ phân định được rõ ràng đâu là nhà phát hành có phép và đâu là nhà phát hành lậu, từ đó sẽ giúp phía cơ quan quản lý có biện pháp quản lý, xử phạt hiệu quả hơn.

Đứng dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, Bộ TT&TT sẽ sớm hoàn chỉnh và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 72 nhằm gỡ khó cho các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời ông Bảo cũng khẳng định Thông tư sẽ được điều chỉnh theo đúng tình hình phát sinh hiện tại trên thị trường.

Tin nổi bật