(ĐSPL) - Chính quyền Donald Trump muốn cải tổ và đổi tên chương trình chống lại những tư tưởng bạo lực, chỉ tập trung vào giải quyết chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Chương trình "Chống bạo lực cực đoan" (CVE), sẽ được thay đổi thành "Chống Hồi giáo cực đoan" hay "chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan", các nguồn tin thân cận nói với Reuters. Sự thay đổi như vậy đã phản ánh một trong những quan điểm của chiến dịch tranh cử của ông Trump. Trước đó, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ tập trung chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và từ chối sử dụng cụm từ "Hồi giáo cực đoan".
Chương trình CVE nhằm mục đích ngăn chặn các nhóm hoặc kẻ tấn công độc tiềm năng thông qua quan hệ đối tác cộng đồng và các chương trình giáo dục hoặc các chiến dịch hợp tác với những công ty như Google và Facebook.
Một số những người ủng hộ chương trình bày tỏ lo lắng về việc thay đổi thương hiệu có thể làm cho nó khó khăn hơn, đặc biệt là sau khi ông Trump ban hành một lệnh tạm thời chặn đường đến Mỹ từ 7 quốc gia Hồi giáo.
Chính quyền tân Tổng thống Donald Trump muốn đổi tên chương trình chống bạo lực sang tập trung chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, chương trình CVE, trong đó tập trung vào người dân Mỹ và tách biệt khỏi một nỗ lực quân sự để chống lại chủ nghĩa cực đoan trực tuyến đã không thu được hiệu quả tích cực.
Một nguồn tin từ Bộ An ninh Nội địa (DHS) về chương trình cho biết các thành viên nhóm chuyển giao của ông Trump đã gặp nhau lần đầu với lực lượng đặc nhiệm CVE hồi tháng 12/2016 và đề ra ý tưởng về việc thay đổi tên và tập trung vào vấn đề Hồi giáo cực đoan.
Mặc dù ngân sách của CVE bị tác động bởi Quốc hội và những người nhận trợ cấp trong những ngày cuối cùng của chính quyền Obama, nguồn tiền có thể vẫn sẽ không được xuất ra, các nguồn tin cho biết.
Các bộ phận liên quan từ chối bình luận. Nhà Trắng cũng không bày tỏ quan điểm trước sự kiện này.
Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội từ lâu đã bị đả kích bởi tính đúng đắn và hiệu quả của chương trình chính trị, khẳng định rằng việc tách riêng ra và sử dụng thuật ngữ "Hồi giáo cực đoan" chính là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tấn công bạo lực. Những người khác lại cho rằng xây dựng thương hiệu "Hồi giáo cực đoan" sẽ chỉ khiến nhiều người Mỹ xa lánh 3 triệu người Hồi giáo trong nước.
Nhiều nhóm cộng đồng, trong khi đó, đã rất thận trọng về chương trình, một phần bày tỏ lo ngại rằng nó có thể trở thành một công cụ giám sát thực thi pháp luật.
(Theo Reuters)