Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chính quyền cựu Tổng thống Trump bị lộ chuyện truy cập và cố gắng lấy thông tin từ phóng viên Mỹ

(DS&PL) -

Báo cáo mới đã tiết lộ việc Bộ Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump cố gắng lấy hồ sơ và truy cập vào email cá nhân của các phóng viên báo Washington Post.

Báo cáo mới đã tiết lộ việc Bộ Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump cố gắng lấy hồ sơ và truy cập vào email cá nhân của các phóng viên báo Washington Post.

Một báo cáo mới đã tiết lộ thông tin gây "sốc" về hành động của Bộ Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Theo đó, Bộ Tư pháp dưới thời ông Trump bị tố cáo đã thu thập thông tin điện thoại và cố gắng truy cập vào email cá nhân của các phóng viên báo Washington Post.

Cụ thể, trong ngày 7/5, tờ Washington Post cho biết các phóng viên Ellen Nakashima và Greg Miller, những người vẫn làm việc cho tờ báo, và Adam Entous, người từng thôi việc, đã nhận được một lá thư từ Bộ Tư pháp nói rằng họ đã được tòa án cho phép tiếp cận số điện thoại của 3 phóng viên trong thời gian từ 15/4/2017 đến 31/7/2017. Các bức thư bao gồm thông tin về cơ quan, nhà riêng và số điện thoại di động của các phóng viên.

3 phóng viên của Washington Post bị Bộ Tư pháp theo dõi thông tin cuộc gọi và truy cập email tác nghiệp cá nhân. Ảnh: Washington Post

Bên cạnh đó, các phóng viên cho biết thêm rằng Bộ Tư pháp đã truy cập email tác nghiệp của họ để lấy thông tin nhưng không thu được gì.  

Ông Cameron Barr, quyền Tổng biên tập của Washington Post, phát biểu: "Chúng tôi vô cùng bối rối trước việc chính phủ sử dụng quyền lực này để tìm cách tiếp cận thông tin liên lạc của các nhà báo. Bộ Tư pháp nên ngay lập tức làm rõ lý do của sự xâm nhập này vào hoạt động của các phóng viên đang thực hiện công việc của họ, một hoạt động được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất".

Bức thư được gửi cho các phóng viên không nêu rõ thông tin được lấy vào thời điểm nào nhưng Bộ Tư pháp nói rằng nỗ lực này đã được bắt đầu vào năm 2020. Các thông tin điện thoại được Bộ Tư pháp thu thập bao gồm thời điểm thực hiện các cuộc gọi của các phóng viên, họ được gọi cho ai và thời gian gọi điện và độ dài của mỗi cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về các cuộc gọi không nằm trong hồ sơ của Bộ Tư pháp. 

Được biết, những nỗ lực trên vốn là động thái hiếm gặp đến từ Bộ Tư pháp. Cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr, người đã lãnh đạo Bộ Tư pháp trong năm 2020, đã từ chối đưa ra bình luận về vụ việc. 

Marc Raimondi, một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp, chia sẻ: "Mặc dù rất hiếm, nhưng Bộ tuân theo các thủ tục đã thiết lập trong chính sách hướng dẫn truyền thông của mình khi tìm kiếm quy trình pháp lý để lấy hồ sơ số điện thoại và hồ sơ email không có nội dung từ các nhân viên truyền thông như một phần của cuộc điều tra hình sự về việc tiết lộ trái phép những thông tin đã phân loại".

Ông nói thêm: "Mục tiêu của cuộc điều tra này không nhằm vào tin tức mà các kênh truyền thông đã nhận được mà là những người có quyền truy cập vào thông tin quốc phòng và cung cấp thông tin cho truyền thông. Do đó, họ không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật".

Các bức thư gửi cho các phóng viên không nói rõ lý do tại sao hồ sơ của họ lại bị giám sát. Tuy nhiên, tờ Washington Post lưu ý rằng gần cuối khoảng thời gian được nêu chi tiết trong bức thư, các phóng viên đã viết một bài báo về cuộc trò chuyện vào năm 2016. Trong đó, cựu Thượng nghị sĩ Jeff Sessions đã nói chuyện với đại sứ Nga tại Mỹ thời điểm ấy là Sergey Kislyak về chiến dịch tranh cử Tổng thống của ông Donald Trump. Bài báo của Washington Post khi ấy cũng đã viết về nỗ lực của chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama về việc chống sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016. 

Minh Hạnh (Theo The Hill)

Tin nổi bật