Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chính phủ kiến tạo phát triển: Làm cho người dân thực sự có quyền lực

(DS&PL) -

Chính phủ không làm thay dân mà phải tạo ra các khuôn khổ thể chế và điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể mưu cầu hạnh phúc và làm cho người dân thật sự...

“Chính phủ kiến tạo và phát triển là Chính phủ không làm thay dân mà phải tạo ra các khuôn khổ thể chế và điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể mưu cầu hạnh phúc và làm cho người dân thật sự có quyền lực” – Nhận định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần.

Nghị quyết 100/NQ-CP, ngày 18/11/2016 của Chính phủ về “Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021”, trong đó xác định “Xây dựng tổ chức bộ máy của Chính phủ…với nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển” – một thông điệp mới đang được dư luận hết sức quan tâm, đồng tình, ủng hộ.

Nhân dịp Chính phủ ban hành Nghị quyết 100/NQ-CP nêu trên, Phóng viên có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Long An ông Trần Văn Cần về nguyên tắc xây dựng tổ chức “Chính phủ kiến tạo phát triển”.

PV: Cần hiểu về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” như thế nào cho phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 100/NQ-CP?

Ông Trần Văn Cần: Ngày 18/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 -2021. Chính phủ xây dựng tổ chức bộ máy theo nguyên tắc Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành pháp luật…; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Với tinh thần Nghị quyết nêu trên, trước hết, Chính phủ kiến tạo và phát triển là Chính phủ không làm thay dân mà phải tạo ra các khuôn khổ thể chế và điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể mưu cầu hạnh phúc và làm cho người dân thật sự có quyền lực (mở rộng dân chủ, đảm bảo cho người dân tham gia vào quá trình hoạch định và giám sát, phản biện chính sách). Thứ hai, Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ tuân thủ pháp quyền theo nguyên tắc người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm nhưng Chính phủ và cơ quan công quyền, đội ngũ công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Thứ ba, Chính phủ kiến tạo và phát triển là Chính phủ biết tạo ra cạnh tranh lành mạnh  để tất cả mọi chủ thể trong xã hội đều có cơ hội vươn lên và Chính phủ có cơ hội thu hút người tài. Thứ tư, Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính phủ phải đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong mọi hoạt động của bộ máy và đội ngũ công chức, qua đó để Chính phủ thật sự là của dân, do dân , vì dân, chống lại nhóm lợi ích, mở ra cơ hội cho người tài chứ không phải người nhà (lời của Thủ tướng Chính phủ).

Ông Trần Văn Cần - Chủ tịch UBND tỉnh Long An.

PV: Nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển” trong xây dựng tổ chức bộ máy cần hiểu cụ thể như thế nào trong điều kiện cụ thể tại địa phương?

Ông Trần Văn Cần : Với nguyên tắc trên, trong điều kiện cụ thể của tỉnh Long An, sẽ tập trung xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tập trung rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách công vụ, công chức. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chức đạo đức tốt, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm cao. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công chức.

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các sở, ngành tỉnh bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong mọi hoạt động của cơ quan; tổ chức bộ máy theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. 

PV: Với cách hiểu trên về nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”, đánh giá, nhìn lại thực tiễn xây dựng tổ chức bộ máy của địa phương thời gian, Đồng chí đánh giá như thế nào về những mặt còn tồn tại, hạn chế?

Ông Trần Văn Cần: Trong thời gian qua, thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2015 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ quản lý về lĩnh vực chuyên ngành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các phòng, ban chuyên môn  thuộc UBND huyện, quận, thi xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch giữa Bộ Nội vụ và Bộ quản lý về lĩnh vực chuyên  ngành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các phòng, ban chuyên môn cấp huyện, UBND tỉnh đã ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND huyện.

Số lượng tổ chức hành chính của tỉnh Long An hiện nay: cấp tỉnh có 21 đơn vị; cấp huyện có 15 đơn vị với 180 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (mỗi huyện có 12 cơ quan chuyên môn). Trong năm 2016, tăng thêm 01 đơn vị cấp tỉnh do thực hiện Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND huyện.

Số lượng tổ chức hành chính của tỉnh Long An hiện nay: cấp tỉnh có 21 đơn vị; cấp huyện có 15 đơn vị với 180 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện (mỗi huyện có 12 cơ quan chuyên môn). Trong năm 2016, tăng thêm 01 đơn vị cấp tỉnh do thực hiện Nghị quyết số 1097/2015/NQ-UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ quốc hội về việc thành lập Văn phòng và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dâ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhìn chung, tổ chức bộ máy của tỉnh về cơ bản được tổ chức theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉn, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện hoạt động nề nếp, bố trí của các phòng ban, đơn vị trực thuộc cơ bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đồng thời, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật, ổn định cơ cấu tổ chức của đơn vị, quy định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.

Tuy nhiên, việc kiện toàn, sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ còn một số hạn chế như: chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy một số phòng chuyên môn, cơ quan, đơn vị thuộc Sở chưa hợp lý, còn trùng lặp chức năng, nhiệm vụ; chưa thống nhất tổ chức pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các Sở.

PV: Trong thời gian tới, căn cứ vào những nội dung trong Nghị quyết 100/NQ-CP, địa phương có xây dựng một Chương trình hành động riêng, để xây dựng tổ chức bộ máy theo nguyên tắc “Chính phủ kiến tạo phát triển”? Nếu có, đơn vị nào sẽ được giao nhiệm vụ chủ trì và dự kiến khi nào sẽ được ban hành?

Ông Trần Văn Cần: Trong thời gian tới, thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”, Nghị quyết số 100/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản quy định của nhà nước, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn , hiệu quả; tiếp tục nghiên cứu sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy , nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Long An. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. Theo đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, phát triển dịch vụ công trực tueyesn bảo đảm hiệu quả, kịp thời, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng cùn cấp dịch vụ công. Hiện tại, Long An đã thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó, Phần mềm Một cửa điện tử dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 cũng được Trung tâm đưa vào hoạt động, tự động cập nhập và thông báo kết quả giải quyết hồ sơ thông qua dịch vụ gửi tin nhắn SMS hoặc thư điện tử, người dân có thể lựa chọn phương thức nhận kết quả trực tiếp tại Trung tâm hoặc qua dịch vụ bưu chính.

PV: Trân trọng cám ơn ông./.

Tin nổi bật