Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiêm ngưỡng vụ nổ siêu tân tinh ngoạn mục trong vũ trụ

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Thợ săn siêu tân tinh nghiệp dư Eric Coles mới đây đã vô tình chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp về một vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu.

(ĐSPL) – Thợ săn siêu tân tinh nghiệp dư Eric Coles mới đây đã vô tình chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp về một vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu ngay ở khu vườn sau nhà.
Vụ nổ siêu lân tinh sớm nhất từng được ghi nhân vào năm 185 bởi các nhà thiên văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay, những siêu lân tinh thậm chí có thể được quan sát tại khu vườn sau nhà của những nhà thiên văn học nghiệp dư.
Theo tin tức từ Daily Mail, những bức ảnh tuyệt vời này được Eric Coles chụp lại trong quá trình quan sát vũ trụ. Để làm được điều này, nhà thiên văn học 70 tuổi dã sử dụng 5 loại kính viễn vọng khác nhau. “Tôi đã chụp được những bức ảnh độc đáo này từ khu vườn sau nhà bởi tôi luôn muốn quan sát các ngôi sao trên bầu trời đêm”, ông Coles chia sẻ.
 

Eric Coles, một thợ săn siêu tân tinh nghiệp dư tại bang Illinois, Mỹ vô tình chụp được những hình ảnh tuyệt đẹp về một vụ nổ sao sáng rực bên ngoài địa cầu.

Vụ nổ sao tạo nên các vật thể rất sáng, chủ yếu gồm plasma, bùng lên trong một thời gian ngắn. Độ sáng đột ngột tăng lên hàng tỷ lần sau đó giảm dần trong vài tuần hay vài tháng.

Nhà thiên văn học 70 tuổi đã phải sử dụng tới 5 dụng cụ lọc ánh sáng khác nhau để quan sát chính xác hình dạng các khối khí đang hấp thụ năng lượng của những ngôi sao.

Các loại khí hydro, oxy, sulphur tồn tại trong tinh vân sẽ hút năng lượng từ những ngôi sao xung quanh rồi phát ra ánh sáng ở các bước sóng khác nhau.

Hình ảnh vụ nổ siêu lân tinh ngoạn mục được nhà thiên văn học nghiệp dư Eric Coles ghi lại.

Ngôi sao đột ngột bùng sáng trong vũ trụ.

Hai kiểu nổ sao tân tinh thường xảy ra trong vũ trụ. Kiểu thứ nhất thường xảy ra trong hệ sao đôi (hai sao có quỹ đạo cùng đi qua một điểm). Sao lùn trắng hút lấy vật chất từ một sao bay quanh nó cho đến khi đạt khối lượng cực đại và bùng nổ nhiệt hạch.

Kiểu thứ hai xảy ra khi một ngôi sao chuẩn bị kết thúc quá trình sống. Nó cháy hết nhiên liệu nhiệt hạch, mất áp suất ánh sáng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Mật độ và áp suất tăng cao gây bùng nổ.

Tin nổi bật