Sở dĩ có tên gọi là ''siêu trăng dâu'' bởi thời điểm này là mùa nở rộ của dâu, hoa hồng, ong mật và mùa gieo cấy ở nhiều nơi trên thế giới. Do đó, người dân phương Tây thường gọi hiện tượng này là siêu trăng dâu, trăng mật ong hay trăng hoa hồng. Trong ảnh, mặt trăng hồng rực phía trên Hoàng Hạc Lâu ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.
Hiện tượng siêu trăng đánh dấu thời điểm mặt trăng ở gần vị trí trái đất nhất trên quỹ đạo của nó, vì vậy mặt trăng trông to và sáng hơn cả trăng tròn bình thường. Trong ảnh, mặt trăng sáng rực rỡ phía trên đền Poseidon, ở Cape Sounion, gần Athens, Hy Lạp. Ảnh: Reuters
Siêu trăng rọi sáng tượng Nữ thần Tự do ở New York (Mỹ).
Hình ảnh mặt trăng khổng lồ được ghi lại ở tỉnh Aleppo, phía bắc Syria. Ảnh: Getty
''Siêu trăng dâu'' quan sát từ phố cổ Dresden, Đức.
Hình ảnh được ghi lại vào đêm 14/6 ở đảo Comino, Malta. Ảnh: Reuters
Trăng tròn bắt đầu lặn ở phía sau các thiết bị viễn thông trên đỉnh núi Feldberg gần Frankfurt (Đức) vào sáng 15/6.
Trăng tròn xuất hiện tại Marseille, miền Nam nước Pháp vào ngày 14/6.
Một siêu trăng chiếu rọi tác phẩm điêu khắc Vua Tomislav, vị vua đầu tiên của Croatia, ở trung tâm thành phố Zagreb vào ngày 14/6.
Bóng của mòng biển hiện rõ dưới ánh sáng của siêu trăng ở Rome (Italy) vào hôm 15/6.
Mộc Miên (T/h)