Ở Việt Nam có một loại cây rất độc đáo, cực hiếm trên thế giới và đặc biệt bởi chỉ có duy nhất một chiếc lá.
Tên khoa học của cây một lá là Nervilia fordii (Hance) Schultze, thuộc họ Orchidaceae (Lan)
Cây một lá có tên khoa học là Nervilia fordii (Hance) Schultze, thuộc họ Orchidaceae (Lan). Bên cạnh đó, cây còn có tên gọi khác là thanh thiên quỳ, lan một lá, lan cờ, châu diệp, slam lài, bửa thoọc (Tày), bầu thoọc…
Cây một lá là một loài địa sinh, thuộc nhóm cỏ sống lâu năm, thường cao khoảng 10 – 20cm. Phần thân cực ngắn, với củ hình tròn to, màu trắng đục, mềm và chứa thịt. Củ của cây có nhiều đốt và có thể nặng từ 1,5 đến 20g.
Điểm độc đáo là từ củ, sau khi hoa tàn, chỉ mọc lên duy nhất một chiếc lá.
Loài cây này ưa bóng mát và độ ẩm cao, thường được tìm thấy trong các hốc đá hoặc trên lớp đất giàu thảm mục dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, hoặc dưới tán rừng cây lá rộng. Chúng mọc ở độ cao từ 600 – 1500m so với mực nước biển.
Chiếc lá duy nhất của cây có hình tròn hơi giống hình trái tim, màu xanh lá mạ với những đường gân nổi rõ, xếp theo kiểu chân vịt. Lá có đường kính từ 10 – 25cm với mép uốn lượn mềm mại. Các gân lá tỏa đều từ cuống lá, trong khi cuống lá dài 10 – 20cm và mang màu tím hồng.
Cụm hoa có cán dài 20 – 30cm. Hoa thưa 15 – 20 cái, mọc thành chùm hay bông màu trắng, đốm tím hồng hay màu vàng hơi xanh lục. Lá đài và cánh hoa giống nhau.
Lá của cây một lá hình trái tim, màu xanh lá mạ, với gân lá hình chân vịt.
Cánh môi 3 thuỳ, có rất nhiều gân, có lông ở quãng giữa, thuỳ bên và thùy tận cùng hình ba cạnh, cột dài 6mm, phồng ở đỉnh.
Cây ra hoa vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5, cho quả nang vào các tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Khi hoa nở, đầu cánh hoa phía trên chụm lại làm toàn hoa giống như chiếc đèn lồng.
Cụm hoa mọc thành chùm hoặc bông màu trắng, đốm tím hồng hoặc màu vàng hơi xanh lục.
Quả hình thoi, trên có múi trông giống như quả khế con, dài 2 – 3cm. Quả nang chứa nhiều hạt nhỏ. Củ hình thành từ tháng 5 đến tháng 11.
Củ cây một lá chuyển sang trạng thái ngủ từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau mới hoạt động trở lại.
Củ của cây có hình thoi, dài 2-3cm, cả cây chuyển sang trạng thái ngủ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Thường sau khi hoa tàn rồi, lá mới phát triển do đó hoặc ta chỉ thấy cây mang hoa, hoặc quả, không có lá, hoặc chỉ thấy cây có lá, thường một lá.
Cây một lá tái sinh tự nhiên bằng các tia củ, vì thế trong một nhóm cây trong tự nhiên thường có nhiều cây ở các lứa tuổi khác nhau.
chiem-nguong-loai-cay-chi-co-1-la-trong-doi-hiem-co-kho-tim-nhat-the-gioi-5.png
Tại Việt Nam, loài cây này thường được tìm thấy ở các vùng núi đá vôi và nơi ẩm ướt ở các chân núi. Cây thường mọc ở Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu,…
Cây một lá tại Việt Nam chủ yếu được thấy ở vùng biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Giang, Sơn La…
Song, hiện nay cây một lá rất quý hiếm và bị đe dọa do khai thác quá mức và mất môi trường sống. Nó được ghi vào danh sách các loài cây cần được bảo vệ trong "Sách Đỏ Việt Nam".
Một số bài thuốc chữa bệnh từ câu một lá
Cây một lá có giá trị dược liệu cao, với các bộ phận của cây được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau.
Lưu ý
Cây một lá thường dễ bị nhầm với cây bát giác liên hoặc cây mã đề. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng cây một lá, bạn nên tìm đến những nơi cung cấp dược liệu chất lượng, uy tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh đó, cây một lá có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng thuốc. Nếu có nhu cầu sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc hoặc các bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể sao cho dùng thuốc đúng liều lượng và đúng cách giúp bệnh thuyên giảm.
Ảnh: An ninh Thủ đô, Tri thức & Cuộc sống