Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại cây "báu vật" của Việt Nam, gỗ "đắt hơn vàng", được săn lùng ráo riết trên toàn thế giới

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Gù hương là loại cây "báu vật" của Việt Nam. Gỗ gù hương có giá trị kinh tế cực kì cao, được cho là "đắt hơn vàng", được săn lùng ráo riết trên thế giới.

Loại cây này có nhiều tên gọi khác nhau như cây gù hương, cây vu hương hay cây xá xị. Đây vốn là loài cây gỗ đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam. Cây này thuộc họ Nguyệt quế. Loài cây này được biết đến lần đầu vào năm 1913, trong một mô tả khoa học của nhà thực vật học Henri Paul Lecomte

Cây gỗ gù hương là một loài cây lấy gỗ, tỏa ra một mùi hương đặc trưng, được trồng nhiều ở khu vực rừng nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường thấy nhiều tại Quảng Trị, Cao Bằng, Quảng Ninh, Quảng Nam – Đà Nẵng.

Gù hương là loại cây "báu vật" của Việt Nam. Ảnh: An ninh Thủ đô

Cây trưởng thành có chiều cao từ 25m đến 30m. Lá của cây có mùi sả, phiến lá hình bầu dục, trơn và không có lông, phần đầu lá hơi thon nhỏ. Thân cây tròn thẳng, vỏ cây có màu nâu xám. Hoa của cây nhỏ, màu trắng, nhị lép có lông thưa ở gốc. Quả của cây có kích thước khoảng 8 đến 9mm, màu đen.

Loài cây độc đáo này có chứa rất nhiều tinh dầu thơm trong thân và lá cây, với thành phần chính đó là long não. Chính vì thế mà cây gù hương không hề bị mối mọt tấn công, gỗ bền đẹp và trường tồn với thời gian, vậy nên rất được ưa chuộng để khai thác phục vụ nhu cầu đóng đồ gỗ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ,...Ngoài ra cây có thể được chiết xuất tinh dầu phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như làm thuốc xua đuổi côn trùng, thuốc xoa bóp giảm đau, thuốc trị cảm mạo, cảm cúm. Rễ cây gù hương có thể dùng nấu lấy nước uống có khả năng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa,...

Chính vì những tác dụng “thần kỳ” của cây gù hương khiến cho nó trở thành mặt hàng hút khách, được nhiều người ưa chuộng tìm mua, trong đó có cả những thương lái tới từ Trung Quốc. Có thời điểm gỗ gù hương được săn lùng khắp nơi, khiến mức giá lên tới hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng/m3.

Một cây gù hương. Ảnh: Thanh Niên

Theo kết quả từ "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây gù hương" do Trung tâm Khoa học Lâm Nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ thực hiện trong 60 tháng (từ tháng 7/2010 đến tháng 7/2015) thì trên địa bàn ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Ninh Bình có tổng cộng 53 cây gù hương phân bổ lần lượt là 29 cây, 6 cây, 16 cây và 2 cây. Trong đó phần lớn cây gù hương nằm trong vườn của các hộ gia đình (45/53 cây), còn lại chỉ có 8 cây mọc ngoài tự nhiên, tập trung tại hai khu vực cấm khai thác là khu di tích lịch sử Đền Hùng và vườn quốc gia Cúc Phương, theo tờ Phụ nữ số.

Gỗ gù hương thích ứng được với mọi loại môi trường mà không hề bị nứt hay mối mọt. Ảnh: An ninh Thủ đô

Theo báo Thanh Niên, các chuyên gia thuộc Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, gỗ gù hương hay còn gọi là xá xị thuộc nhóm 2 và nằm trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Gù hương ngày càng trở nên quý hiếm là do cây gù hương tái sinh tự nhiên rất kém và bị chặt phá nhiều, nên hiện nay các cá thể còn lại rất ít và rải rác. Hiện nay, cây gỗ gù hương có nguy cơ bị tận diệt do người dân đổ xô vào rừng đốn hạ và đào bật gốc một cách không thương tiếc.

Tin nổi bật