Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiếm đoạt 10 tỷ đồng, bốn Giám đốc MB24 Đắk Lắk lãnh hơn 26 năm tù

(DS&PL) -

Chiều ngày 13/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt 4 giám đốc MB24 Đắk Lắk vì hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chiều ngày 13/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt 4 giám đốc MB24 Đắk Lắk vì hành vi chiếm đoạt tài sản.

Báo VietnamNet đưa tin, sau 8 ngày xét xử và nghị án, chiều ngày 13/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tuyên phạt 4 bị cáo Ngô Văn Chiến (SN 1980), Trần Văn Sự (SN 1975), Đặng Anh Tuấn (SN 1980) và Bùi Thị Chiên (SN 1977, cùng trú huyện Ea Kar, nguyên giám đốc MB24 Đắk Lắk và MB24 Buôn Ma Thuột) tổng cộng hơn 26 năm tù giam về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, bị cáo Chiến bị tuyên phạt 8 năm 3 tháng tù giam; bị cáo Sự và Tuấn cùng nhận mức án 7 năm 6 tháng tù giam; bị cáo Chiên mức 3 năm 5 tháng 6 ngày tù giam và được thả tự do tại tòa do mức án bằng thời gian tạm giam điều tra.

Bốn bị cáo trước vành móng ngựa. Ảnh: báo Dân trí.

Liên quan đến vụ án, báo Tuổi trẻ cho biết, HĐXX cũng tuyên buộc cả 4 bị cáo phải hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt được từ hành vi lừa đảo thông qua hoạt động mua bán gian hàng ảo.

HĐXX cho rằng hành vi các bị cáo gây nguy hại cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình trị an trên địa bàn Đắk Lắk, các bị cáo phạm tội có tổ chức nên hình phạt cần tăng nặng để đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật, có tác dụng ngăn ngừa các hành vi lừa đảo tương tự.

Báo Dân trí trích dẫn hồ sơ vụ án thể hiện, Công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (gọi tắt là công ty MB24 Hà Nội) được Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 5/2011, vốn điều lệ hơn 9 tỷ đồng do Ngô Văn Huy giữ chức danh giám đốc. Với tên miền www.muaban24.vn, MB24 Hà Nội đã xây dựng mô hình và phương thức hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử muaban24.vn.

Vào tháng 10/2011 và 12/2011, chi nhánh MB24 Đắk Lắk và Buôn Ma Thuột lần lượt được thành lập. Ban đầu, MB24 Đắk Lắk do Ngô Văn Chiến làm giám đốc, sau đó Trần Văn Sự thay thế; MB24 Buôn Ma Thuột do Bùi Thị Chiên làm giám đốc, sau đó Đặng Anh Tuấn lên thay.

Khi điều hành chi nhánh này các bị cáo đã lôi kéo, dụ dỗ nhiều người dân tham gia mua các gian hàng ảo, với mỗi người muốn tham gia vào MB24 phải nộp 5,2 triệu đồng. Từ tháng 10/2011 đến tháng 7/2012, các chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk phát triển được 2.054 gian hàng với tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền được chuyển về MB24 Hà Nội và đã trích cho Sự, Chiến, Tuấn và Chiên số tiền trên 3 tỷ đồng tiền hoa hồng (trong đó, Chiến và Sự mỗi người được nhận hơn 1 tỷ đồng; Tuấn nhận hơn 900 triệu đồng và Chiên nhận gần 29 triệu đồng).

Cũng trích dẫn hồ sơ vụ án, báo Sài Gòn giải phóng thông tin thêm, cụ thể, Chiến và Sự mỗi người được nhận hơn 1 tỷ đồng; Tuấn nhận hơn 900 triệu đồng và Chiên nhận gần 29 triệu đồng. Số tiền được các bị cáo sử dụng chi tiêu cá nhân và một phần phục vụ hoạt động của chi nhánh.

Cơ quan điều tra xác định, quá trình hoạt động, hai chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan để xác định số tiền thuế phải nộp, không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, không kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Ngoài 4 bị cáo, HĐXX còn cho triệu tập hơn 700 người, trong đó 500 bị hại và gần 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, theo báo VietnamNet.

Trong các phần xét hỏi tại tòa, hầu hết người bị hại khai bị lôi kéo tham gia mua gia hàng ảo. Các bị hại khai đã phải bán lúa, lợn, vay ngân hàng để mua gian hàng ảo của MB24 và khi biết bị lừa đảo thì không thể đòi lại được tiền.

Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):

1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

 (Tổng hợp)

Tin nổi bật