Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Chìa khóa hạnh phúc” của gia đình bốn thế hệ ở Tây Tạng

(DS&PL) -

Cùng với tuổi thọ của con người ngày càng cao, những gia đình bốn thế hệ ở khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) xuất hiện ngày càng nhiều.

Cùng với tuổi thọ của con người ngày càng cao, những gia đình bốn thế hệ ở khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) xuất hiện ngày càng nhiều.

Đang ngồi trong khoảng sân nhỏ uống trà, sưởi nắng, nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, ông lão Cống Châu mừng rỡ đứng dậy ra đón cháu dâu. Đón lấy đứa chắt mới hơn 2 tháng tuổi từ lòng cháu dâu ông vui mừng vừa thơm, vừa nựng đứa bé.

Hơn 70 tuổi, lão Cống Châu sống trong ngôi làng Nạp Kim, thị trấn Nạp Kim, tỉnh Thành Quan, thành phố Lạp Tát. Ông sinh ra trong một gia đình nông nô, bố mất sớm, một mình mẹ chật vật kiếm sống nuôi 4 đứa con. Năm hơn 10 tuổi ông trốn khỏi nhà, đến năm 1984 ông về làm công nhân cây xanh tại Lạp Tát.

“Ngày bé... toàn ăn cây dại nên thường trúng độc, mặt phù khắp nơi” ông bồi hồi nhớ lại.

Bây giờ cuộc sống của ông thay đổi nhiều rồi. Ông sống cùng con chuyển đến một ngôi nhà mới đầy đủ tiện nghi. Sau khi nghỉ hưu, mỗi tháng ông được hưởng hơn 3000 tệ lương hưu. Ngày ngày ông cùng những người bạn già của mình chạy bộ, uống trà, sưởi nắng, cuộc sống thanh bình biết bao.

Ông lão ngồi uống trà. Ảnh minh họa:sohu.com

Ăn cơm trưa xong, cháu dâu bế con về phòng để ru đứa bé ngủ. Vì vừa sinh con xong, muốn lấy lại vóc dáng, sau khi đứa bé ngủ cô nhảy một vài điệu nhảy nhẹ nhàng.

Qua 60 năm phát triển dân số Tây Tạng từ hơn 122 vạn người năm 1959 (hơn 1.22 triệu người) tăng lên 344 triệu người (3.44 triệu người) năm 2018. Trước 1959 tuổi thọ người Tây Tạng là 35 tuổi, đến nay tuổi thọ của họ đã tăng lên 62.8 tuổi.

Cùng với tuổi thọ con người ngày càng cao, những gia đình bốn thế hệ ở khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc, ngày càng nhiều. Trong cuộc phỏng vấn tôi có thể thấy rõ tình cảm thân thiết của các tình cảm thân thiết, ấm áp của những hộ dân nơi đây.

Trong khoảng sân nhỏ ở vùng Gia Ương, thành phố Lạp Tát, tiếng cười vang lên vui vẻ, giòn tan. Đán Tăng Khúc Trân cùng 2 người chị của bà ngồi quây quần bên nhau, vừa nhặt rau, vừa nói cười vui vẻ. Ông lão Vượng Cửu cùng vợ ngồi bên cạnh nhìn các con cười hạnh phúc.

Gia đình người Tây Tạng. Ảnh minh họa: renminwang

Thời niên thiếu cơ cực khiến ông ông muốn nhớ đến quá nhiều. Từ nhỏ ông cũng đi chăn dê, chăm khỉ. Sau đó ông trốn vào chùa xuất gia. Mãi về sau ông mới hoàn tục và lập gia đình.

“Bây giờ gia đình tôi có mấy đứa đang học đại học rồi đấy” ông lão tự hào nói. 5 đứa con ông đều được đi học, đến đời cháu thì có những 4 đứa đang học đại học.

Bây giờ, con của đứa con gái thứ 2 và thứ 3 của ông đã tốt nghiệp. Họ không chỉ cải thiện điều kiện sống của gia đình, mà còn khiến cho ông bà những năm tháng tuổi già cũng yên tâm phần nào về chúng.

Trong cuộc trò chuyện, Lạp Ba Khúc Trân, năm nay đã 53 tuổi thỉnh thoảng lại cất cao giọng hát, bà còn vui vẻ kể cho mọi người nghe về những kỉ niệm đi Thượng Hải, Trùng Khánh, Vân Nam, Tứ Xuyên,.....Nhìn cách nói chuyện cởi mở, sảng khoái của bà, chẳng giống với 1 con người đã từng trải qua 5 lần phẫu thuật để điều trị bệnh. “Con gái thường đưa tôi đi chơi để tinh thần thoải mái, những chuyến đi ấy khiến tôi cảm thấy khỏe hơn nhiều” bà vui vẻ nói.

Lạp Trân, con gái của Đán Tăng Khúc Trân là người sinh ra thế hệ thứ tư trong dòng tộc họ Lạp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học y dược Tây Tạng, cô về công tác tại Trạm y tế làng Than Đôi, đến nay đã được 5 năm rồi. Ngoài công việc, cô còn tích cực tham gia vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Đến nay, địa phương đã thoát nghèo. Trạm xá cũng có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ hơn.

Vẻ đẹp Tây Tạng. Ảnh minh họa: hymalayayoga.com

La Trân bảo chúng tôi rằng chính giáo dục đã thay đổi vận mệnh của tôi. Trong quá trình đi học, cô nhận được rất nhiều học bổng từ vùng quê Tây Tạng của mình.

SUN (Theo Tân Hoa Xã)

Tin nổi bật