Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chàng trai mắc suy thận, tiểu đường ở tuổi 22 bác sĩ chỉ ra 3 nguyên nhân chính

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Đây là một lời cảnh tỉnh cho những người trẻ tuổi về tầm quan trọng của việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.

Ngô Vãn, 22 tuổi, sống tại Đài Bắc, Đài Loan, cao 1m8 và từng nặng 120kg. Trong vòng 4 tháng, anh giảm 20kg mà không hề ăn kiêng hay tập luyện. Ngô Vãn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân và có bọt trong nước tiểu, lo lắng cho sức khỏe, anh đã đến Khoa Thận, Bệnh viện Song Hòa, trực thuộc Đại học Y Đài Bắc để khám.

Kết quả xét nghiệm cho thấy lượng đường huyết lúc đói của anh lên tới 250mg/dL và HbA1c vượt quá 9%, cao hơn nhiều so với mức bình thường. Ngô Vãn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 và suy thận giai đoạn 3, chức năng thận chỉ còn 30-40% so với người bình thường.

Bác sĩ Ngô Mỹ Ý, Phó giám đốc Bệnh viện Song Hòa, cho biết sau khi thăm khám, Ngô Vãn được kê thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị bảo tồn chức năng thận. Các chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện cũng tư vấn cho anh về chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để kiểm soát bệnh.

Chàng trai mắc suy thận, tiểu đường ở tuổi 22.

Qua khai thác tiền sử bệnh, bác sĩ phát hiện Ngô Vãn có một số thói quen xấu:

Bệnh nhân chia sẻ bản thân đang làm việc trong một cửa hàng thức ăn nhanh. Bệnh nhân có thói quen sử dụng các loại đồ uống có đường trong giờ làm. Mỗi ngày bệnh nhân uống từ 1-2 cốc đồ uống chứa đường. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng thường xuyên sử dụng các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ít rau xanh của cửa hàng. Bệnh nhân cũng có lối sống lười vận động.

Bác sĩ Ngô Mỹ Ý cảnh báo rằng đồ uống có đường và đồ ăn nhanh, tuy được nhiều người ưa thích nhưng lại có thể gây viêm nhiễm, thừa cân, béo phì, dẫn đến các vấn đề về rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các rối loạn chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2 có thể gây tổn thương mạch máu, bao gồm cả mạch máu trong thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.

Sau đây là những thói quen có hại cho thận mà bạn nên từ bỏ:

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn

Để tươi lâu hơn, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng natri (sodium) cao sẽ gây hại cho thận của bạn.

Theo website về thận NEPHCURE Kidney International, sodium không phải là chất duy nhất có hại cho thận, các thủ phạm khác còn bao gồm kali và phốt pho.

Mặc dù thận thường lọc bớt hàm lượng kali, tuy nhiên, quá nhiều kali có thể gây quá tải cho chức năng của thận. Vì vậy, những người thận yếu nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều kali và phốt pho.

Ít ăn thực phẩm chế biến sẵn, thận của bạn sẽ khỏe hơn.

Uống nhiều soda, nước ngọt

Để thận khỏe, bạn nên hạn chế uống soda, nước ngọt. Chỉ nên uống 1 lần/tuần để tốt cho sức khỏe.

Không giống như những loại đồ uống khác, soda không cung cấp chất dinh dưỡng nào khác ngoài đường. Theo các nhà nghiên cứu, uống 2 cốc nước ngọt trở lên mỗi ngày tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận.

Ngoài đường, acid phosphoric trong các loại soda, nước ngọt còn gây tổn thương thận theo thời gian.

Để thận khỏe, bạn nên hạn chế uống soda, nước ngọt. Chỉ nên uống 1 lần/tuần để tốt cho sức khỏe.

Lười tập thể dục

Tổ chức Thận quốc gia Mỹ cho biết, tập thể dục tốt cho người huyết áp cao, cải thiện giấc ngủ và tăng cường cơ bắp, đồng thời làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thận.

Theo một nghiên cứu năm 2019, những người mắc bệnh thận nên tập thể dục nhẹ nhàng 150 phút/tuần. Bạn có thể đi bộ, làm vườn, khiêu vũ hoặc đạp xe khoảng 20 phút mỗi ngày. Ngoài ra, tập thể dục còn giải phóng hormone hạnh phúc endorphine, cải thiện tâm trạng của bạn.

Lười uống nước

Mất nước, đặc biệt là mất nước mạn tính, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Mất nước cũng gây rối loạn chức năng thận cấp tính.

Liên tục tập luyện quá sức

Điều này có thể gây ra tiêu cơ vân, thải các chất vào máu làm tổn thương thận và khiến thận bị hỏng. Đừng đột ngột tăng cường độ tập luyện lên cao. Tránh tập luyện trong nhiệt độ và độ ẩm cao. Hãy đi khám nếu bị đau cơ và nước tiểu có màu sẫm, theo WebMD.

Tin nổi bật