Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chân dung vị thẩm phán chặn đứng lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump

(DS&PL) -

James Robart, vị thẩm phán liên bang Mỹ, người chặn đứng lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump đã có hơn 30 năm hành nghề tư nhân trước khi được bổ nhiệm.

Vị thẩm phán liên bang Mỹ, người chặn đứng lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Donald Trump đã có hơn 30 năm hành nghề tư nhân trước khi được bổ nhiệm.

Thẩm phán James Robart trở thành tâm điểm của sự chú ý sau khi ra phán quyết ngừng lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo trong 90 ngày của tân Tổng thống Donald Trump.

Trong một thông báo trên Twitter hôm 4/2, ông Trump đã viết rằng hành động ngừng lệnh cấm nhập cảnh của Thẩm phán liên bang James Robart là "vô lý", và tuyên bố ông sẽ sớm lật ngược tình hình.

James Robart sinh năm 1947 tại Seattle. Ông tốt nghiệp đại học Whitman ở Walla Walla, Washington và Trung tâm Luật Đại học Georgetown. Ông được bổ nhiệm vào vị trí thẩm phán liên bang dưới thời Tổng thống George W. Bush hồi năm 2004 sau khi nhận được sự nhất trí ủng hộ của Thượng viện Mỹ.

Thẩm phán liên bang James Robart, người chặn đứng lệnh cấm nhập cư của tân Tổng thống Donald Trump. Ảnh: CNN

Bạn bè và đồng nghiệp của Robart mô tả ông như là một người đàn ông của cộng đồng, có trí tuệ và luôn quan tâm đến thế hệ trẻ.

Trong buổi điều trần xác nhận ngắn gọn của mình vào đầu năm 2004, ông Robart phải đối mặt với quá ít câu hỏi từ các Thượng nghị sĩ về lịch sử, tính khí hay quan điểm pháp luật của ông. Thượng nghị sĩ Patrick Leahy vào thời điểm đó đã phàn nàn rằng ông cảm thấy Đảng Cộng hòa quá vội vã thông qua đề cử. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Thẩm phán Robart đã luôn giành được sự tín nhiệm.

Phát biểu với các thượng nghị sĩ, Robart ghi nhận ông là một phụ tá của cựu Thượng nghị sĩ Mỹ. Scoop Jackson (Đảng Dân chủ) và Mark Hatfield (Đảng Cộng hòa) trước khi gia nhập một công ty luật tư nhân tại tiểu bang.

Thẩm phán Robart cũng từng nói rằng ông thấy luật pháp như một cách để giúp đỡ những người mà đã hoặc đang cảm thấy bị đối xử tệ hại, hoặc bất công. Là một phần của cam kết vững chắc trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí, Robart cho biết ông thường hỗ trợ người nhập cư Đông Nam Á với các vấn đề pháp lý mà không tính phí.

“Tôi nghĩ rằng, cơ hội của mình là giúp đỡ người dân, cho họ thấy hệ thống pháp lý được tạo nên vì lợi ích của họ và thậm chí có thể giúp họ tìm kiếm sự bồi thường nếu như có sai trái”, ông nói với Ủy ban Tư pháp trong năm 2004.

"Nếu tôi đủ may mắn để được Thượng viện thông qua, bằng những kinh nghiệm của mình, tôi nhận ra rằng bạn cần phải đối xử với tất cả mọi người bằng phẩm giá và sự tôn trọng. Chỉ có như vậy, khi rời khỏi phòng xử án họ mới cảm thấy đã có một phiên tòa công bằng và rằng họ được đối xử như một con người có tiếng nói trong hệ thống pháp luật", thẩm phán Robart khẳng định

Trong năm 2016 ông đã có những bình luận thẳng thắn rằng cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức đối với người da màu và để lại câu nói nổi tiếng, “cuộc sống của người da màu cũng rất quan trọng”. “Trong số các vụ nổ súng dẫn đến chết người của cảnh sát, 41% liên quan đến người da màu, dù người da màu chỉ chiếm 20% dân số tại các thành phố này”, ông Robart dẫn thống kê của FBI.

(Theo USA Today)
 

Tin nổi bật