Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý giải việc thẩm phán liên bang ở tòa cấp thấp chặn được sắc lệnh của Trump

(DS&PL) -

Thẩm phán có thể chặn được sắc lệnh của Tổng thống là vì nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập.

Thẩm phán có thể chặn được sắc lệnh của Tổng thống là vì nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập.

Hôm 3/2, Thẩm phán liên bang Mỹ James Robart ở Seattle, bang Washington, ra phán quyết yêu cầu hoãn thi hành các điều khoản chính của sắc lệnh cấm nhập cảnh mà Tổng thống Donald Trump ký sau khi nhậm chức, Vnexpress đưa tin.

Sắc lệnh này cấm người từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày và đình chỉ chương trình chấp nhận người tị nạn trong 120 ngày.

James Robart - Ảnh: Managingip.

Phán quyết được đưa ra sau khi bang Washington và bang Minnesota nộp đơn kiện. Hai bang này cho rằng sắc lệnh của ông Trump nhắm vào người Hồi giáo, vi phạm quyền hiến định của người nhập cư và gia đình họ.

Sở dĩ thẩm phán Robart có thể chặn được sắc lệnh của ông Trump là vì nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập. Quốc hội nắm quyền lập pháp. Tổng thống nắm quyền hành pháp còn tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới nắm quyền tư pháp.

Mục đích của việc phân quyền là tạo nên hệ thống kiểm soát và cân bằng. Mỗi nhánh có thể hạn chế quyền lực của nhánh kia để không một nhánh nào trở nên quá mạnh mẽ, đảm bảo rằng quyền lực giữa ba bên cân bằng.

[mecloud]FkvqX7Jbih[/mecloud]

[poll3]1061[/poll3]

Các thẩm phán liên bang và các thẩm phán tòa tối cao được tổng thống lựa chọn và phê chuẩn với sự gợi ý và tán thành của thượng viện. Các thẩm phán có thể tại vị suốt đời, nhưng rất nhiều người đã từ chức hoặc nghỉ hưu sớm. Các thẩm phán này cũng có thể bị bãi nhiệm bởi ủy ban đại diện và các cáo buộc của thượng viện nếu có hành vi không đúng đắn.

James Robart là thẩm phán liên bang tại tòa quận Tây Washington, tức là tòa liên bang cấp thấp nhất. Dù vậy, vì là tòa liên bang, thẩm phán vẫn có quyền đưa ra phán quyết có hiệu lực toàn quốc.

Thực tế, nhánh hành pháp, cho dù do ông Trump hay các tổng thống tiền nhiệm đứng đầu, đều thường không thích việc tòa liên bang cấp thấp ra phán quyết có hiệu lực toàn quốc, theo Lawfare. Chính quyền Obama từng yêu cầu toà án tối cao lật lại phán quyết ngăn chặn chương trình DAPA (chính sách hỗ trợ người nhập cư bất hợp pháp để giúp họ không bị trục xuất) được ban hành bởi một thẩm phán tòa án quận ở Texas.

Sau khi ông Robart ra quyết định, ông Trump đã liên tục công kích thẩm phán. Bộ Tư pháp Mỹ ngày 4/2 gửi đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm liên bang Mỹ Khu vực 9 (cao hơn tòa của ông Robart một bậc) để yêu cầu đảo ngược phán quyết của ông Robart. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm đã bác yêu cầu ngay lập tức khôi phục lệnh cấm nhập cảnh. Tòa yêu cầu bên khởi kiện là hai bang Washington và Minnesota và bên kháng cáo là Bộ Tư pháp Mỹ trình thêm thông tin với hạn cho hai bên lần lượt là 5/2 và 6/2.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Getty.

Bên cạnh đó, VOV đưa tin, trong hàng loạt dòng trạng thái đăng tải trên mạng Twitter cá nhân, ông Trump tiếp tục mở rộng cuộc công kích của mình nhằm vào hệ thống tư pháp Mỹ và chỉ trích công khai thẩm phán Mỹ James Robart. Theo ông Trump, người dân Mỹ nên chỉ trích thẩm phán Mỹ James Robart và hệ thống tòa án.

Dù không nêu rõ các nguy cơ an ninh mà nước Mỹ sẽ phải đối mặt, ông Trump nhấn mạnh, sẽ yêu cầu Bộ An ninh Nội địa Mỹ kiểm soát dòng người ra vào Mỹ một cách cẩn thận hơn. Phán quyết của tòa án đang khiến công việc kiểm tra an ninh của nước Mỹ trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, cùng ngày, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng bảo vệ sắc lệnh của ông Trump trong bối cảnh nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa yêu cầu Tổng thống “dịu giọng” trong việc chỉ trích hệ thống tư pháp. Theo Phó Tổng thống Pence, Tổng thống Mỹ có mọi quyền hành chỉ trích hệ thống tư pháp.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật