Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chăn dắt ăn xin, gây xói mòn niềm tin về tình người là tội ác

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Xung quanh vấn nạn ăn xin, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Trung ương MTTQVN, người đã nhiều năm theo dõi và có ý kiến về công tác này.

(ĐSPL) - Xung quanh vấn nạn ăn xin, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Khoa, ủy viên Trung ương MTTQVN, người đã nhiều năm theo dõi và có ý kiến về công tác này.

Ông Đặng Văn Khoa.

Không thực hiện chỉ vì bộ mặt của TP

Ông đánh giá như thế nào về chủ trương, quyết định của UBND TP.HCM về việc đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng, không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở bảo trợ xã hội?

Việc những người trong cuộc đời gặp không ít khó khăn, vì nhiều lý do khác nhau mà họ không thể tự mưu sinh được là chuyện bình thường, ở nơi nào cũng có, kể cả những nước phát triển như Mỹ, Anh, Bỉ... Vì vậy, chúng ta đừng coi đây trường hợp cá biệt, riêng lẻ của một đô thị nào, mà nó đã là một thuộc tính đi cùng với xã hội. Nhưng sự bình thường này cần phải có sự quan tâm đặc biệt.

Do vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ tất cả các cách làm, từ những chính sách của Nhà nước đến những việc làm lớn hoặc nhỏ của các tổ chức, cá nhân... nhằm chia sẻ, giúp cho những người bất hạnh ấy vơi đi nghèo khổ, khó khăn.

Đồng thời, tôi cũng ủng hộ quyết tâm mạnh mẽ, quyết liệt của UBND TP.HCM về chủ trương, những giải pháp đưa người lang thang, cơ nhỡ vào các trung tâm xã hội để giải quyết bài toán này một cách căn cơ. Đây cũng là cách để chúng ta tạo điều kiện cho họ có một cuộc sống tốt hơn.

Có ý kiến cho rằng, chính sự chăn dắt của các đối tượng xấu mà những người bất hạnh này đang làm nghi ngờ lòng tin, lòng trắc ẩn của xã hội ngày nay. Ý kiến của ông như thế nào?

Sự quan tâm, giúp đỡ những người kém may mắn, bất hạnh trong xã hội là làm giàu thêm lòng nhân ái của đồng loại với nhau theo triết lý “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”... đã có từ lâu đời của người Việt. Tôi nghĩ rằng, chúng ta làm không phải vì mục đích để lấy bộ mặt của TP này. Cũng không phải vì khách du lịch, không còn sự chèo kéo... Quan trọng và sâu xa nhất của vấn đề vẫn là vì xuất phát từ trái tim, lòng nhân ái, lòng trắc ẩn của con người với con người.

Thực tế, một bộ phận không nhỏ người lang thang được chăn dắt bởi các đối tượng này. Các đối tượng chăn dắt đã và đang làm giàu từ công sức, mồ hôi nước mắt, thậm chí là máu của người khác. Nhưng quan trọng hơn cả là họ phá vỡ đi niềm tin, lòng trắc ẩn trong lòng xã hội vốn rất tốt đẹp của người Việt. Chính các đối tượng này đã làm xói mòn, hủy hoại đi niềm tin của con người khiến cho lòng trắc ẩn trở nên nghi ngại và co lại. Đây là một tội ác vô cùng nguy hiểm.

Đừng “đánh trống bỏ dùi”

Sở dĩ còn tình trạng người lang thang như hiện nay có một phần không nhỏ sự tác động của các đối tượng chăn dắt. Tại sao chúng ta chưa thể triệt tiêu hoàn toàn các đối tượng này, thưa ông?

Đúng như vậy. Đó cũng là phải nói đến trách nhiệm của các cơ quan chức năng. UBND TP phải có trách nhiệm trong chuyện này. Bởi, phải làm quyết liệt, dứt khoát để triệt tiêu các đối tượng chăn dắt. Tôi cho rằng, trong vấn đề này, thời gian qua, một số cơ quan Nhà nước chưa làm tròn trách nhiệm. Bởi việc xóa bỏ các đối tượng chăn dắt là nằm trong tầm tay của lực lượng công an, UBND các cấp. Hoàn toàn không có chuyện gì gọi là khó khăn không làm được. Tuy nhiên, họ chưa quan tâm đúng mức và làm chưa triệt để.

Đây chỉ là một số nhóm, đối tượng nhưng lại để lại hệ quả rất lớn cho xã hội. Đây là điều rất đáng phê phán. Chắc chắn lực lượng công an phải biết. Do vậy, người dân có quyền đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan chức năng trong vấn đề này. Tôi mong rằng, cơ quan chức năng cần phải thực hiện triệt để tận gốc rễ chuyện này.

Theo ông, vì sao TP.HCM từng làm rầm rộ chiến dịch đưa người lang thang vào các cơ sở xã hội, nhưng đều thất bại?

Lần này, tôi hy vọng, TP đã làm thì phải làm cho quyết liệt, không “đánh trống bỏ dùi”. Vì thực tế, TP cũng đã nhiều lần ra quân rầm rộ trong nhiều năm nhưng làm theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”. Sở dĩ như vậy là do các cơ quan Nhà nước còn thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện, đặc biệt là chưa mạnh tay với việc triệt tiêu các tổ chức, đối tượng chăn dắt người lang thang, cơ nhỡ, nhất là đối với người già, trẻ em...

Bên cạnh đó, cách làm trước đây là thiếu thực tế, không có những giải pháp đồng bộ ở các khâu... cho nên tình trạng người lang thang, cơ nhỡ bùng phát trở lại là chuyện bình thường. Về lâu dài, như tôi đã nói, đây là một thuộc tính của xã hội, cho nên phải tiến hành từ từ, từng bước một, không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.

Muốn làm được điều đó, theo ông các cơ quan chức năng cần lưu ý những điểm nào?

Ngoài sự quyết tâm mạnh mẽ, làm quyết liệt thì tôi cho rằng, đầu tiên là phải có sự phối hợp đồng bộ và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống: Các cơ sở, trung tâm xã hội, các sở, ngành... để tránh không xảy ra tình trạng giải quyết chỗ này lại nghẽn chỗ kia. Ví như, khi đưa được họ vào rồi thì phải có chỗ cho họ ăn ở, phải có việc làm, phải có sự giáo dục, tài chính... Nếu mà đưa vào cơ sở nhưng lại thiếu những vấn đề cơ bản đó thì sẽ thất bại. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Tin nổi bật