Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn xin, trách nhiệm thuộc về ai?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bước chân ra đường, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh người ăn xin chèo kéo người đi đường xin xỏ. Ở các lễ hội, hiện tượng này càng phổ biến.

(ĐSPL) - Bước chân ra đường, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh người ăn xin chèo kéo người đi đường xin xỏ. Ở các lễ hội, hiện tượng này càng phổ biến. Vấn đề đặt ra, tại sao không có các giải pháp để chấm dứt hiện trạng này, nhằm mang tới bộ mặt văn minh hơn cho xã hội?

Có thể chia đối tượng ăn xin làm ba nhóm. Một là, nhóm người lấy lí do gia cảnh khó khăn để cầu khẩn sự giúp đỡ của mọi người. Hai là, những người khuyết tật, họ bò lăn lê ra đường để nhận sự thương hại từ người khác. Nhóm thứ ba là những người hát rong, hoặc bán buôn mấy thứ lặt vặt với mức giá “từ thiện”.

Nhà nước có rất nhiều các chính sách cho người nghèo. Vậy tại sao không thể quy hoạch những đối tượng dưới mức nghèo khổ này và dành cho họ những chính sách thiết thân để vừa có thể đảm bảo sự sinh tồn cho họ, vừa mang tới sự văn minh cho môi trường văn hóa cộng đồng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bất cứ ai và nhất là khách du lịch sẽ không thoải mái, thậm chí cảm thấy khó chịu khi bị người ăn xin chèo kéo, đó là chưa kể những trường hợp từ chối thì bị lăng mạ bằng những ngôn từ thiếu văn hóa. Rõ ràng, nhóm đối tượng xin ăn là những người không có khả năng phản kháng cao. Việc quản lí nhóm người này không hề khó khăn với các cấp ngành quản lí. Vậy, chúng ta phải làm gì để đưa họ hòa nhập vào cuộc sống như bao con người bình thường khác trong xã hội này?

Trước tiên, phải quy tụ, tập trung quản lí người ăn xin bằng những con số cụ thể. Mở các lớp học tạm thời, giáo dục họ về kĩ năng sống, về nhân phẩm và các giá trị khác của con người để khơi dậy sự tự ý thức và khả năng tự chuẩn hóa hành vi của họ. Việc quản lí nhân thân các nhóm đối tượng này, dĩ nhiên đã loại trừ được những trường hợp lợi dụng ăn xin cho những động cơ không minh bạch của mình, như lười lao động hoặc chọn con đường xin xỏ để làm giàu...

Sau đó, sẽ có những chính sách cụ thể với từng nhóm đối tượng, tìm kiếm những công việc tương thích với thể trạng từng người. Hỗ trợ họ về tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các viện dưỡng lão cho người già, các lớp học tình thương cho trẻ em, các mô hình kinh tế cho người khuyết tật... Bên cạnh đó, chúng ta có thể xây dựng các nguồn quỹ từ các chính sách xã hội của nhà nước, các nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ hoặc từ chính cộng đồng dân cư địa phương.

Một xã hội văn minh phải là một xã hội đảm bảo được những nhu cầu sống tối thiểu cho con người, phải đảm bảo sự công bằng ở mức tương đối về những quyền lợi mà con người được thụ hưởng. Không thể để bên cạnh những cao ốc chọc trời là những cảnh đời vật vã ngày đêm đánh đổi sức khỏe, danh dự và nhân phẩm để lấy sự sinh tồn của mình. Và trách nhiệm cân bằng cán cân giàu nghèo, không ai khác chính là các nhà quản lí.

Tin nổi bật