Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Câu hỏi ở cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia gây tranh cãi

(DS&PL) -

Không ít người cho rằng câu hỏi “nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là ‘ông tổ nghề rửa bát?’” trong cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia là không phù hợp.

Không ít người cho rằng câu hỏi “nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là ‘ông tổ nghề rửa bát?’” trong cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia là không phù hợp, không thể hiện hiểu biết hay mang ý nghĩa, nội dung gì.

Câu hỏi Về đích tại cuộc thi tuần Olympia được cho là không phù hợp. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Cuộc thi tuần 2 - tháng 1 - quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 vừa phát sóng chiều 4/10 đã vấp phải không ít ý kiến trái chiều liên quan đến 1 câu hỏi ở phần thi Về đích của thí sinh Trần Công Phúc (Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận).

Cụ thể, câu hỏi 10 điểm được đặt ra như sau: Trong series “Các nhà vô địch giờ ra sao?’” của Chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 20, nhà cựu vô địch nào có biệt danh vui là "ông tổ nghề rửa bát"?”.

Ngay sau khi MC của chương trình đọc xong câu hỏi, không chỉ 4 nhà leo núi mà ngay cả khán giả ở trường quay cũng vô cùng bất ngờ. 

Sau thời gian suy nghĩ, thí sinh Trần Công Phúc đưa ra câu trả lời là “Phan Đăng Nhật Minh” tuy nhiên, đây không phải là đáp án đúng. Ba học sinh còn lại cũng không ai có thể nhấn chuông đưa ra câu trả lời.

Sau khi công bố đáp án là “Phan Minh Đức - nhà vô địch năm thứ 10”, MC Diệp Chi cho rằng: “Một câu hỏi không đòi hỏi kiến thức nhưng thử thách tình yêu và kiến thức về Olympia của chúng ta”.

Tuy nhiên, sau khi cuộc thi kết thúc, trên mạng xã hội, nhiều người cũng bày tỏ sự "khó hiểu" với câu hỏi trong khuôn khổ một cuộc thi kiến thức.

Thậm chí, nhiều khán giả còn cho rằng câu hỏi thuộc vòng Về đích là “không có ý nghĩa” và “không thể hiện được trí tuệ hay sự hiểu biết gì”.

“Không tin nổi”, “Dù biết đáp án nhưng vẫn xàm quá”, “Khi chương trình đã cạn sạch ý tưởng để đưa ra câu hỏi cho các thí sinh”.

Số khác cho rằng phải chăng chương trình đã “cạn” ý tưởng và câu hỏi để phải đưa ra một câu hỏi như vậy cho các thí sinh. 

Đây không phải là lần đầu tiên Đường lên đỉnh Olympia gây tranh cãi về nội dung câu hỏi trong các phần thi.

Trước đó, bộ câu hỏi Về đích ở trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 diễn ra vào sáng 20/9 bị không ít người cho rằng “thiếu tính tư duy”, “chủ yếu kiến thức học thuộc” và không đa dạng lĩnh vực.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật