Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Cắt xén" suất ăn của học sinh, ai là người chịu trách nhiệm?

  • Hoàng Yên
(DS&PL) -

Theo các luật sư, khi phát hiện tình trạng cắt xén suất ăn của học sinh thì trước tiên, hiệu trưởng và ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm sau đó đến các cán bộ, bộ phận nhà bếp,…

Những ngày qua, dư luận xôn xao bất bình trước thông tin Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bị "tố" có những bất thường trong bữa ăn bán trú của học sinh. Trước sự việc, nhiều người đặt ra câu hỏi hành vi "cắt xén" suất ăn của học sinh bị xử lý ra sao?

Theo báo Lao động, luật sư Nguyễn Phó Dũng, Giám đốc Công ty Luật TNHH OPIC và Cộng sự, Đoàn luật sư TP. Hà Nội, cho biết, khi phát hiện tình trạng cắt xén suất ăn của học sinh thì trước tiên, hiệu trưởng và ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm sau đó đến các cán bộ, bộ phận nhà bếp,…

Về vấn đề này, nếu phát hiện có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ, lãnh đạo, những người liên quan để xác minh xem có biển thủ, chiếm đoạt tiền ăn của các học sinh hòng tư lợi cá nhân. Sau đó, cần nhanh chóng chuyển vụ việc đến cơ quan công an xem xét giải quyết. Phải làm rõ trách nhiệm ai là người hưởng lợi số tiền chiếm đoạt, chiếm đoạt bao nhiêu để xem xét xử lý theo quy định pháp luật thì mới xác định được sai phạm có tổ chức hay không.

Theo các luật sư, khi phát hiện tình trạng cắt xén suất ăn của học sinh thì trước tiên, hiệu trưởng và ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm sau đó đến các cán bộ, bộ phận nhà bếp,…

Theo luật sư Phó Dũng, việc cắt xén bữa ăn là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Có thể thấy hành vi này có dấu hiệu của tội Tham ô tài sản.

Đồng quan điểm với luật sư Phó Dũng, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng luật sư Tinh thông Luật, cho biết, nếu có căn cứ cho rằng người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thì có thể sẽ xử lý hình sự, báo Dân tộc và Phát triển

Căn cứ tại điều 360 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thì hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù thấp nhất là 6 tháng – cao nhất là 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Nếu có căn cứ cho rằng chủ thể vi phạm có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý thì có thể sẽ xử lý hình sự. Căn cứ tại Điều 353 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội tham ô tài sản thì người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các theo tội quy định (trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017) mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mức phạt tù thấp nhất là 2 năm - cao nhất là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xử lý nghiêm vụ "bất thường bữa ăn bán trú vùng cao"

Mới đây, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi UBND tỉnh Lào Cai về việc tăng cường chi đạo, quản lý thực hiện chính sách đối với giáo dục dân tộc và đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.

Theo đó, Công văn của Bộ GD&ĐT nêu rõ, trong những ngày qua, báo chí đã phản ánh việc tổ chức bữa ăn cho hoc sinh bán trú tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, theo đó, Bộ đề nghị UBND tỉnh Lào Cai tăng cường chỉ đạo, quản lý việc thực hiện đầy đủ chính sách về giáo dục dân tộc, đặc biệt quan tâm chính sách đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông ở xã thôn có điều kiện kinh tễ - xã hội đặc biệt khó khăn theo các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan.

Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1. Ảnh: VOV

Bộ GD&ĐT cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí về tổ chức bữa ăn cho học sinh bán trú tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà; xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân có liên quan (nếu có vi phạm) theo quy định của pháp luật; thông báo kết quả về Bộ GD&ĐT trước ngày 5/1/2024.

Trước đó, trưa 18/12 đại diện Sở GD&ĐT Lào Cai cho biết, đơn vị đã nhận được báo cáo của UBND huyện Bắc Hà về việc bữa ăn bán trú không đảm bảo quy định, quy chuẩn ở Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1.

XEM THÊM: UBND huyện Bắc Hà báo cáo gì vụ "bất thường bữa ăn bán trú vùng cao"?

Tại buổi làm việc ngày 17/12, ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng nhà trường giải trình và thừa nhận những hình ảnh phản ánh về bữa ăn bán trú ở trường này là có thật, đúng như báo chí phản ánh.

Huyện Bắc Hà đang làm việc với lãnh đạo trường để xác định rõ vi phạm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong sự việc này. Ngay khi có kết luận sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh và thông tin đến báo chí.

Theo phản ảnh, tại Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có những bất thường trong bữa ăn bán trú của học sinh như theo khẩu phần, mỗi em một gói mì tôm nhưng thực tế 11 em ăn chung 2 gói. Ngoài ra, thực đơn liên quan đến thịt, giò, rau xanh... được cho cũng có những bất thường...

Quy định về mức hỗ trợ tiền ăn và lương thực cho học sinh trường dân tộc bán trú

Tại Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn đã nêu rất rõ mức hỗ trợ cho các học sinh trường dân tộc bán trú; học sinh người dân tộc thiểu số... Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/9/2016.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP mức hỗ trợ cho các em như sau:

1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;

c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

2. Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ:

a) Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;

b) Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;

c) Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;

d) Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.

3. Trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này: Được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này; được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này tùy theo số lượng học sinh được hưởng và nguồn kinh phí hiện có.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật