Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Cánh cửa" duy nhất giúp tiêm kích F-16 phát huy tối đa sức mạnh ở chiến trường Ukraine

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ nhận định Ukraine phải đánh bại hệ thống phòng không của Nga để sử dụng F-16 hiệu quả hơn.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) nhận định, để sử dụng các tiêm kích F-16 một cách hiệu quả, lực lượng phòng thủ Ukraine nên tập trung vào việc đánh bại hệ thống phòng không của Nga ở hậu phương và trên các vùng lãnh thổ nước này kiểm soát bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.

ISW tiếp tục đánh giá rằng Ukraine cũng sẽ cần một số lượng lớn tiêm kích F-16 để triển khai chúng ở quy mô cần thiết. Từ đó, nước này có thể thành công trong việc tích hợp máy bay chiến đấu cánh cố định vào lực lượng phòng không rộng lớn hơn của mình.

Tiêm kích F-16 tại căn cứ của Không quân Ukraine. Ảnh: Euromaidan Press

Các chuyên gia của ISW đồng thời lưu ý, nhiều blogger quân sự Nga đã phản ứng với sự xuất hiện của tiêm kích F-16 bằng cách cố gắng giảm thiểu tác động tiềm tàng của vũ khí này trên chiến trường. Phản ứng này làm suy yếu các nỗ lực tuyên truyền của Nga khi mô tả việc phương Tây chuyển giao F-16 và các vũ khí khác cho Ukraine là "ranh giới đỏ" quan trọng.

Trước đó, giới phân tích cũng nhận định rằng để có thể triển khao tiêm kích F-16 trên chiến trường, Ukraine cần chắc chắn rằng chúng được bảo vệ an toàn. Sau những đồn đoán về việc Ukraine nhận tiêm kích F-16, Nga đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng để bảo trì và triển khai máy bay chiến đấu này.

Theo chuyên gia Serhii Kuzan - Chủ tịch Trung tâm An ninh và Hợp tác Ukraine, Nga gần đây đang tấn công tất cả các sân bay và căn cứ F-16 tiềm năng bao gồm cả các nỗ lực phá hoại đường băng và cơ sở hạ tầng. Những cuộc tấn công này đã xảy ra liên tiếp trong ít nhất 2 tháng qua.

Trước khi nhận lô tiêm kích F-16 đầu tiên, giới quân sự Ukraine từng cho biết sẽ bảo vệ khí tài này bằng cách bố trí một số chiếc ở nước thứ ba mà quân đội Nga sẽ khó có khả năng tấn công. Những tiêm kích này sẽ là nguồn dự trữ cho quân đội Ukraine trong trường hợp cần thay thế máy bay bị lỗi và cần bảo trì.

Ukraine cũng sẽ cần ít nhất 2 hệ thống phòng không Patriot, 2 hệ thống phòng không NASAMS và một số hệ thống phòng không tự hành Gepard để bảo vệ các sân bay sẽ là nơi tiêm kích F-16 được chuyển đến. Trong khi đó, Nga tuyên bố rằng bất kỳ sân bay nào có máy bay chiến đấu F-16 được sử dụng trong nhiệm vụ chiến đấu của Ukraine, dù ở trong hay ngoài lãnh thổ đối phương, đều sẽ là mục tiêu hợp pháp của quân đội nước này.

Theo Pravda

Tin nổi bật