Khói thuốc lá
Công trình được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Alexander Obeng từ Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Texas A&M (Mỹ), chỉ ra hút thuốc thụ động là một nguyên nhân gây phơi nhiễm chì phổ biến nhưng hay bị bỏ qua.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ dữ liệu khổng lồ từ Khảo sát Kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (NHANES) của Mỹ trong 2 giai đoạn 2015-2016 và 2017-2018, lựa chọn ra 2.815 người trong độ tuổi 6-19 được thu thập chi tiết mức độ chỉ và nồng độ một chất chuyển hóa nicotine gọi là cotinine trong cơ thể.
Nồng độ cotinine có thể xem như một chỉ số tin cậy chỉ ra mức độ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Theo Medical Xpress, nhóm trẻ em, thiếu niên và thanh niên nói trên được chia làm 3 nhóm: 6-10 tuổi, 11-15 tuổi, 16-19 tuổi; rồi lại chia thành các nhóm theo mức độ phơi nhiễm cotinine thấp, trung bình và nặng.
Phân tích đã khẳng định nồng độ chỉ trong máu tương quan với nồng độ cotinine.
Các trẻ tiếp xúc khói thuốc thụ động trung bình - tức mức cotinine trung bình - có nồng độ chì trong cơ thể cao hơn tới 18% so với nhóm ít tiếp xúc. Ở nhóm nặng, nồng độ chì cao hơn tận 29%.
Xét theo độ tuổi, nhóm trẻ 6-10 tuổi bị phơi nhiễm chì cao nhất, có thể do sự khác biệt về hành vi và môi trường của trẻ. Ví dụ trẻ nhóm có thể cho tay và các đồ vật khác vào miệng thường xuyên hơn, mà một số nghiên cứu trước đó cho thấy việc tiếp xúc với các đồ vật "ám khói" cũng là hút thuốc thụ động.
Trước đây, các nghiên cứu đã cho thấy đồng vị của chì cùng nằm trong số hàng ngàn chất độc hại ẩn mình trong khói thuốc lá.
Việc tiếp xúc lâu dài với chì có thể gây ra tổn thương cho não và các cơ quan khác, nếu nặng có thể biểu hiện rõ rệt thông qua các vấn đề liên quan đến kỹ năng nhận thức và vận động.
Hầu như mỗi người đều phải tiếp xúc chì trong hoạt động sống nên giải pháp là càng hạn chế nhiều nguồn càng tốt, ví dụ không sơn bên trong nhà bằng sơn giàu chì, loại bỏ xăng pha chì ra khỏi hệ thống nhiên liệu... Nghiên cứu mới chỉ ra việc hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thụ động cũng là một phương án cần thiết, theo Người Lao Động.
Ăn những thức ăn có chữa chì
Ngộ độc chì xảy ra do trẻ em ngậm đồ chơi có pha chì. Đặc biệt, ngộ độc chì kinh niên có thể xảy ra do: ăn các thực phẩm đóng hộp hàn bằng thiếc lẫn chì; uống nước dẫn qua đường ống pha chì; hít phải bụi chì và các hợp chất của nó trong các nhà máy sản xuất sơn, làm acquy, mạ kim loại, khai thác chì và đúc chữ in bằng chì; nhân viên tiếp xúc với xăng dầu chứa chì hữu cơ. Chỉ cần hít thở không khí có nồng độ 5m/lít chì hữu cơ đã có thể tử vong.
Ngộ độc chì chủ yếu từ đường thức ăn hoặc nước uống có nhiễm chì; nhưng cũng có thể xảy ra sau khi vô tình nuốt phải các loại đất hoặc bụi nhiễm chì hoặc sơn gốc chì. Tiếp xúc lâu ngày với chì hoặc các muối của nó hoặc các chất ôxy hóa mạnh như PbO2 có thể gây bệnh thận, và các cơn đau bất thướng giống như đau bụng.
Đối với phụ nữ mang thai, khi tiếp xúc với chì ở mức cao có thể bị sẩy thai. Tiếp xúc lâu dài và liên tục với chì làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới.
Sức khỏe & Đời sống dẫn lời TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vào cơ thể với mức nào thì chì cũng có hại cho sức khỏe. Bởi nếu tích tụ lâu dài, chì sẽ gắn chặt vào các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương, khiến cho quá trình đào thải càng chậm dẫn đến suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ mà không thể hồi phục, vô sinh, sẩy thai...
Riêng với trẻ em, chì có tỷ lệ nghịch với sự phát triển chỉ số thông minh, chỉ cần nồng độ trong máu là 100microgam/lít cũng đã ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Còn ở người lớn là 250microgam/lít, thận, hệ thần kinh… đã bị phá hủy, nếu cao hơn nữa, có thể hôm mê và tử vong.
Triệu chứng ngộ độc cấp chì
Khi uống phải muối chì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu ngộ độc cấp như rát miệng, nôn, đau bụng, ỉa phân đen sau đó táo bón, có thể bị vô niệu do thận bị tổn thương, tăng urê huyết… Trường hợp ngộ độc chì trường diễn: xuất hiện vành đen ở lợi miệng rất sớm, người có thể có dấu hiệu thần kinh như thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, nhức đầu, hoang tưởng ảo giác.
Để chẩn đoán ngộ độc chì trường diễn cần chú ý lượng chì có tự nhiên trong cơ thể: mức trung bình của chì trong máu 0,06mg/100ml, trong nước tiểu 24 giờ: 0,08 mg. Nếu hàm lượng chì có trong máu hoặc nước tiểu quá cao có nghĩa đã ngộ độc chì.
Ngộ độc chì rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em, bởi nhiều trường hợp không có triệu chứng, song chì đã nhiễm và hủy hoại vĩnh viễn một số cơ quan chức năng trong cơ thể, như gan, thận, tiêu hóa, não...
Những thực phẩm có tác dụng giải độc chì
Một số thực phẩm sau đây không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều thành phần có khả năng phòng ngừa nhiễm độc chì.
Tôm khô: Tôm khô là một loại thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, tôm khô có thể dùng để nấu canh bầu, canh ngót…vị ngọt nhẹ nhàng, thanh, mát thích hợp với không khí nóng bức mùa hè và giải độc chì.
Cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Những người bị nhiễm độc thủy ngân hay nhiễm độc chì nên thường xuyên ăn cà rốt.
Gan: Gan có chứa nhiều chất đạm, nhiều vitamin A và sắt rất tốt cho sức khỏe. Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy giấy ăn thấm khô hết máu trong gan để loại bỏ chất độc trong máu của gan, chỉ còn giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng.
Mộc nhĩ đen: Nấm đen có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hóa.
Thịt bò: Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, hàng ngày bạn nên bổ sung thêm cho cơ thể khoảng 1000 mg vitamin C mỗi ngày. Đây là biện pháp giúp cơ thể tăng cường giải độc chì.
Trà xanh: Trà xanh có tác dụng điều chỉnh và hạn chế sự phát triển của ung thư bằng cách tiêu diệt tế bào gây ung thư. Uống trà xanh thường xuyên giúp cơ thể bạn thải độc chỉ và giảm tới 18% nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thùy Dung (T/h)