(ĐSPL) - Khi hít phải chất độc của loài hoa này, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức và hoàn toàn tuân theo sự sai khiến của người khác.
Được biết đến với tên gọi Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”, loài hoa này có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota.
"Hơi thở của quỷ" thường được bọn tội phạm sử dụng để chế tạo loại độc dược không màu, không mùi, không vị, dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Trong tự nhiên, cây Borrachero tự sinh sản và phát tán chất Scopolamine.
Chúng có hình dáng gần giống hoa loa kèn rủ xuống, có màu trắng hoặc vàng rất đẹp, phấn hoa có thể gây ảo giác.
“Hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota. |
Khi hít phải chất độc này, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức và hoàn toàn tuân theo sự sai khiến của người khác. Thời gian gần đây, bọn tội phạm lợi dụng “loại độc dược đáng sợ nhất thế giới” chế từ loài hoa trên để thực hiện các hành vi phạm tội như hãm hiếp, cướp giật… Đã có rất nhiều vụ án mất tiền ở Việt Nam mà nạn nhân bị thôi miên đến vô thức, khi tỉnh thì không còn nhớ được những gì đã xảy ra.
Video xem thêm:
Video: Kỳ quái loại quả "Mắt búp bê" có thể giết người
Ở Đà Lạt, chỉ tính riêng trên đường Trần Quốc Toản - đoạn từ Vườn hoa Thành phố đến đầu đường Đinh Tiên Hoàng - đã có hàng trăm cây mà người dân nơi đây hay gọi là loa kèn, có hình dáng giống như Borrachero, được trồng cách đây từ vài năm đến cả chục năm tuổi đang cho ra hoa trắng xóa.
Hoa loa kèn tại Đà Lạt có hình dáng giống cây Borrachero ở Colombia? |
Đây là loại cây thân mềm, chiều cao thân cây tối đa khoảng 5m, hoa có chiều dài trung bình 25cm, mùi thơm nhẹ, lá có vị đắng và lợ, hình thức giống lá thuốc lá. Điều đặc biệt, tất cả các bông hoa khi nở đều cắm đầu xuống đất, y hệt Borrachero.
Nhà sinh vật học Lương Văn Dũng, phó Trưởng khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt cho biết, tên Borrachero không phải là tên khoa học của loài cây này mà chỉ là tên gọi địa phương tại Colombia nên ông chưa dám khẳng định cây Borrochero ở Colombia và cây người Đà Lạt thường gọi là hoa loa kèn có phải là một hay không.
Qua nghiên cứu và khảo sát, nhà sinh vật học Lương Văn Dũng đã bước đầu xác nhận hai loại cây này cùng họ và cùng chi, nhưng chưa thể khẳng định chúng là một.
Để có thể đưa ra một kết luận chính xác rất cần nhiều cuộc nghiên cứu cả trong và ngoài nước.