Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Căng thẳng ở Triều Tiên: Lý do Nga luôn đứng về phía Bình Nhưỡng

(DS&PL) -

Giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang sau vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa, Nga nổi lên như một ẩn số thú vị được Triều Tiên tìm đến.

Khi tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở nên căng thẳng, giữa lúc Mỹ thẳng thừng tuyên bố sẽ tấn công phủ đầu nếu thấy bị đe dọa, thì Nga có nhiều động thái thể hiện sự gắn bó với Bình Nhưỡng.

Nga: Không phải cứ vi phạm luật pháp quốc tế thì dùng đến vũ lực

Giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang leo thang sau vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa, Nga nổi lên như một ẩn số thú vị được Triều Tiên tìm đến.

Theo Sputnik, Triều Tiên tuyên bố muốn tăng cường quan hệ với Nga bởi hai nước cùng đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. "Nga, cũng như đất nước chúng tôi, đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Chúng ta phải phát triển quan hệ hữu nghị. Đó sẽ là lợi ích của cả hai nước", ông Kim Yong-ho, vụ phó vụ châu Âu, bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết.

Trước đó, sau khi xuất hiện thông tin các tàu chiến Mỹ đã vào vị trí sẵn sàng tấn công phủ đầu Triều Tiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.

Nga có nhiều động thái thể hiện sự gắn bó với Triều Tiên. Ảnh Dailystar. 

“Ngăn chặn chiến tranh và hỗn loạn trên bán đảo Triều Tiên phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và Nga. Mục đích chung của hai nước là đưa các bên trở lại bàn đàm phán”, ông Vương Nghị nhấn mạnh.

Sau khi tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ tiến về bán đảo Triều Tiên, vai trò của Nga trong vấn đề Triều Tiên một lần nữa được nhắc đến. Theo báo Nhật, tàu sân bay của Mỹ đã bị tàu do thám của Nga và Trung Quốc bám đuôi. Báo Nga nhận định, đây có thể là thông điệp Moscow đã theo dõi rất sát tình hình.

Đặc biệt, hôm 19/4, Nga đã thẳng thừng cản trở một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) lên án vụ thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên. Trong dự thảo tuyên bố mới, HĐBA bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước động thái của Triều Tiên và một lần nữa đe dọa có thêm "những biện pháp mạnh".

Trước động thái này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố: “Chúng tôi không chấp nhận các cuộc phiêu lưu hạt nhân và đạn đạo của Bình Nhưỡng…, tuy nhiên điều này không có nghĩa hễ vi phạm luật pháp quốc tế thì dùng đến vũ lực”. Ông Sergey Lavrov cho biết, các tuyên bố gần đây của Mỹ được xem như đe dọa đơn phương sử dụng vũ lực, trong khi đây là giải pháp hết sức nguy hiểm.

Nga - Triều Tiên chung đường biên giới dài bao nhiêu km?

Lý giải cho việc Nga ủng hộ Triều Tiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, Nga và Triều Tiên là hai nước láng giềng có chung 40 km đường biên giới. Vì lẽ đó nên nếu xảy ra xung đột hạt nhân, đám mây phóng xạ từ Triều Tiên có thể theo gió bay sang Nga. Vì vậy Nga sẵn sàng làm tất cả để ngăn chặn khủng hoảng bùng phát gần biên giới Nga.

Tên lửa Triều Tiên trong lễ duyệt binh.

Thêm nữa, trong bối cảnh bị cô lập vì lệnh trừng phạt từ phương Tây, Nga tăng cường quan hệ với Triều Tiên trong mục tiêu gia tăng ảnh hưởng ở châu Á và những lợi ích to lớn về kinh tế. Nga muốn thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí đốt chạy qua Triều Tiên nhằm xuất khẩu mỗi năm 10 tỉ m3 khí đốt sang Hàn Quốc. Vậy nên để tạo thuận lợi cho dự án này, tháng 4/2014, Nga đã thông qua thỏa thuận hủy bỏ 90% nợ của Triều Tiên (tương đương 10 tỉ USD).

Tờ The Diplomat nhận định, Nga có tham vọng khẳng định vị thế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt ở bán đảo Triều Tiên. Nếu Nga chứng minh được là một nhà hòa giải hiệu quả trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Putin có thể khẳng định vị thế của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới.

Đào Vũ

Tin nổi bật