Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cẩn trọng với những rủi ro khi sử dụng app quản lý chi tiêu

(DS&PL) -

Khi sử dụng các app quản lý chi tiêu, khách hàng sẽ phải đăng nhập tài khoản ngân hàng, đây là cơ sở để những đối tượng tội phạm công nghệ cao có thể lấy các thông tin tài khoản của khách hàng để sử dụng vào mục đích xấu.

Hiện nay, việc sử dụng các app quản lý chi tiêu ngày càng phổ biến, đặc biệt là giới trẻ. Đây là một tiện ích giúp chúng ta quản lý chi tiêu một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng có mặt trái của nó khi các app này ngày càng tràn lan và dần mất kiểm soát. Điều đáng nói, việc sử dụng app quản lý chi tiêu thì đồng nghĩa với việc bạn phải cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho bên thứ 3 ngoài hệ thống ngân hàng. Theo đó, khi người dùng cung cấp thông tin tên truy cập và mật khẩu, ứng dụng sẽ sử dụng các thông tin này để truy cập dịch vụ ngân hàng số của khách hàng, lấy các thông tin về tài khoản/giao dịch/số dư và chuyển về ứng dụng quản lý tài chính, quản lý chi tiêu.

Ảnh minh họa

Theo An ninh thủ đô, một hệ thống ngân hàng lớn đã khuyến cáo khách hàng hết sức cẩn trọng khi sử dụng app quản lý chi tiêu, ngân hàng này nhấn mạnh việc cung cấp thông tin dịch vụ ngân hàng số cho bên thứ ba khiến khách hàng có rủi ro bị chiếm đoạt thông tin dịch vụ và bị mất tiền trong tài khoản. Để đảm bảo an toàn, khuyến cáo khách hàng không chia sẻ thông tin đăng nhập dịch vụ ngân hàng số với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác.

Khách hàng chỉ nên sử dụng những app quản lý chi tiêu uy tín có liên kết với hệ thống ngân hàng để tránh gặp những rủi ro không đáng có. 

Theo Bộ Công an, hiện này tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, có những thủ đoạn mới xuất hiện nhằm đánh lừa các nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Bộ Công an đã lên tiếng cảnh báo người dân, để phòng tránh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Bộ Công an đề nghị người dân cần tăng cường trau dồi kiến thức về pháp luật, chính sách, thường xuyên theo dõi các phương thức, thủ đoạn của tội phạm do cơ quan chức năng thông báo trên các phương tiện, thông tin đại chúng.

Đồng thời, đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản do các đối tượng chỉ định.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết...

Ngọc Anh (T/h)

Tin nổi bật