Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần thu thập được các chứng cứ có lợi cho Đoàn Thị Hương

(DS&PL) -

Đó là nhận định của Luật sư Trần Sơn- Văn phòng luật sư Trần Sơn và Cộng sự về việc Luật sư Malaysia với sự phối hợp của Luật sư VN để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ĐTH.

Đó là nhận định của Luật sư Trần Sơn- Văn phòng luật sư Trần Sơn và Cộng sự (ĐLSTP Hà Nội) về việc Luật sư Malaysia với sự phối hợp của Luật sư Việt nam để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Đoàn Thị Hương – Công dân Việt Nam đang bị cáo buộc tội giết người ở nước ngoài.

Theo Luật sư Trần Sơn – Văn phòng Luật sư Trần Sơn và Cộng sự (ĐLSTP Hà Nội), căn cứ vào Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Hình sự (“Hiệp định TTTP”) giữa các nước Đông Nam Á (Bru-nây, Lào, Phillipin, Cam-pu-chia, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam) ký ngày 29.11.2004 thì “Các Quốc gia thành viên, theo quy định của Hiệp định này và phù hợp với pháp luật quốc gia của mình, phải dành cho nhau các biện pháp tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể được trong việc điều tra, truy tố và thủ tục tố tụng tiếp theo, có thể bao gồm:

(a) Thu thập chứng cứ hoặc lấy tờ khai tự nguyện từ những người có liên quan;

(b) Bố trí để những người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp trong các vấn đề hình sự”;

Luật sư Trần Sơn.

Luật sư Trần Sơn cho rằng, theo quy định tại Điều 11 của Hiệp định TTTP nêu trên thì các quốc gia thành viên có quyền yêu cầu nước thành viên giúp đỡ thu thập chứng cứ hoặc lấy lời khai tự nguyện, và theo đó “(1) Quốc gia được yêu cầu, phù hợp với pháp luật nước mình, phải làm sao để có được chứng cứ, kể cả lời khai có tuyên thệ, được khẳng định, tài liệu, hồ sơ từ người làm chứng phục vụ cho vấn đề hình sự để chuyển cho Quốc gia yêu cầu, và (2) Khi lấy lời khai có tuyên thệ hoặc được khẳng định theo Điều này, các đương sự trong thủ tục tố tụng hình sự tại Quốc gia yêu cầu hoặc đại diện hợp pháp của họ, phù hợp với pháp luật quốc gia của Quốc gia được yêu cầu có thể có mặt và hỏi người đưa ra lời khai đó.

Với các quy định trên đây, nếu phía cơ quan tố tụng hoặc ngoại giao của Malaysia yêu cầu thì theo quy định tại Điều 14 của Hiệp định TTTP thì phía Việt nam có thể “.. theo pháp luật và thực tiễn nước mình, có thể tương trợ trong việc bố trí cho một người có mặt tại Quốc gia yêu cầu, khi có được sự đồng ý của người đó để:(a) Hỗ trợ việc điều tra hình sự tại Quốc gia yêu cầu, hoặc (b) Có mặt trong các thủ tục tố tụng liên quan đến vụ việc hình sự tại Quốc gia yêu cầu, trừ trường hợp người đó chính là người bị buộc tội;

Như vậy, Luật sư của  Đoàn Thị Hương, căn cứ theo quy định của pháp luật Malaysia, nếu thấy việc thu thập thông tin, chứng cứ liên quan Đoàn Thị Hương tại Việt Nam về thân nhân, gia đình (như phạm tội lần đầu, bố là thương binh trong chiến tranh, hoàn cảnh gia đình khó khăn) là các tình tiết có lợi để tăng cơ hội giảm nhẹ hình phạt cho Đoàn Thị Hương thì luật sư của Đoàn Thị Hương cần đề nghị cơ quan tố tụng và ngoại giao của Malaysia thông qua Interpol hoặc Tổ chức Cảnh sát Đông Nam Á (ASEANAPOL) để thu thập được các chứng cứ có lợi cho Đoàn Thị Hương để thông qua luật sư hay người làm chứng là người Việt Nam thực hiện việc tuyên thệ các chứng cứ đó tại tòa án khi xét xử (taking Affidavit).

Luật sư Trần Sơn cho biết thêm, hiện tại, Đoàn Thị Hương đã bị cơ quan tố tụng của Malaysia truy tố theo Điều 302 của Bộ luật hình sự của Malaysia với tội danh “giết người” (Murder), và trong tháng 2/2017  tòa án Malaysia đã mở phiên tòa đầu tiên (Pre-trial) và công bố bản cáo trạng và dự kiến đưa ra xem xét  tại các phiên điều trần (Case Management) từ  giữa tháng 4/2017, sau đó là phiên xử chính thức (Trial).  Đây là một vụ án phức tạp mang tính quốc tế mà theo báo chí phản ánh thì bị hai là một công dân Triều Tiên, và ngoài hai bị can đã bị bắt giữ (cô ĐTH và một nữ công dân của Indonesia) thì còn có thể có sự tham gia của nhiều người nước ngoài khác, vì thế việc xét xử vụ án cần phải dựa vào kết quả điều tra, truy tố của cơ quan cảnh sát Malaysia và Viện công tố của Malaysia.  Vì vậy, nếu các luật sư Malaysia thấy rằng việc thu thập được các chứng có lợi cho Đoàn Thị Hương tại Việt Nam có thể được tuyên thệ tại các phiên xử của Tòa án Malaysia thì vai trò hỗ trợ của các Luật sư Việt Nam và các tổ chức liên quan là hết sức cần thiết.

Tin nổi bật