“Mặc dù Việt Nam và Malaysia chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp, tuy nhiên Đoàn Thị Hương vẫn có khả năng được dẫn độ về Việt Nam nếu dựa trên nguyên tắc có đi có lại”, Luật sư Trần Sơn cho biết.
Theo Luật sư Trần Sơn – Văn phòng Luật sư Trần Sơn và cộng sự: liên quan đến việc dẫn độ tội phạm theo quy định tại Điều 343 của Bộ luật tố tung hình sự 2003 của Việt Nam “Căn cứ vào các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài dẫn độ một người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt”.
“Như vậy, theo quy định tại Điều 343 nêu trên thì việc dẫn độ tội phạm về Việt Nam là có thể áp dụng cho một hoặc hai trường hợp là (i) dẫn độ tội phạm về Việt Nam để xét xử, và (ii) là dẫn độ tội phạm về Việt Nam để thi hành án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nước ngoài”, Luật sư Trần Sơn cho biết thêm.
Luật sư Trần Sơn – Văn phòng Luật sư Trần Sơn. |
Cũng theo Luật sư Trần Sơn, đáng lưu ý là hiện tại Việt Nam và Malaysia chưa ký kết Hiệp định về dẫn độ tội phạm cho nên khả năng dẫn độ ĐTH về Việt Nam để xét xử theo quy định của pháp luật Việt nam là khó khả thi vì các lý do nêu trên.
Tuy nhiên, nếu cũng căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 343 này của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 “……theo nguyên tắc có đi có lại, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài dẫn độ một người ….bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam …..để chấp hành hình phạt”. Như vậy, áp dụng quy định này thì Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia có thể thỏa thuận “trên nguyên tắc có đi có lại” về việc đưa người bị kết án theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án Malaysia về Việt Nam để thi hành.
Ở Việt Nam, tội vô ý làm chết người không phải chịu mức án tử hình. Hiện nay, Đoàn Thị Hương không thừa nhận tội vì cô ấy “tưởng” hành vi của mình là trò chơi khăm, vô hại trên truyền hình, nhưng nếu Malaisya tuyên là có tội, cô ấy sẽ đối mặt với hình phạt tử hình.
Theo Luật sư Sơn, đây là một vụ án phức tạp mang tính quốc tế mà theo thông tin thì bị hai là một công dân Triều Tiên, và ngoài hai bị can đã bị bắt giữ (cô Đoàn Thị Hương và một nữ công dân của Indonesia) thì còn có thể có sự tham gia của nhiều người nước ngoài khác, vì thế việc xét xử vụ án cần phải dựa vào kết quả điều tra, truy tố của cơ quan cảnh sát Malaysia và Viện công tố của Malaysia.
Hiện tại Đoàn Thị Hương đã bị cơ quan tố tụng của Malaysia truy tố theo Điều 302 của Bộ luật hình sự của Malaysia với tội danh “giết người” (Murder), và trong tháng 2/2017 tòa án Malaysia đã mở phiên tòa đầu tiên (Pre-trial) và công bố bản cáo trạng và dự kiến đưa ra xem xét tại các phiên điều trần (Case Management) từ giữa tháng 4/2017, sau đó là phiên xử chính thức (trial).