Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cẩn thận tiền mất, tật mang vì cả tin thuốc nam bán vỉa hè

(DS&PL) -

Tự ý mua dùng các loại dược liệu, nhất là dược liệu trôi nổi bán rong, bán vỉa hè... có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Các loại lá cây, dễ, củ, quả được giới thiệu là thuốc nam, nhiều công dụng quý hiếm, tốt cho sức khỏe vẫn được bày bán nhan nhản trên vỉa hè nhiều tuyến đường tại TP. HCM. 

Thuốc nam vỉa hè, cắt tại chỗ, chữa bách bệnh

Chỉ cần một tấm bạt nhỏ, vài cái thùng xốp, bà Trần Thị Lan bày ra la liệt các loại bột củ, lá, quả thái nhỏ phơi khô được cho là thuốc nam như nghệ đen, nghệ vàng (từ loại tán nhỏ đựng trong hộp, đến loại nguyên củ)..., hai miếng xốp được dựng lên làm bảng ghi mấy dòng chữ: “Nghệ đen Gia Lai trị bao tử, gan. Nghệ trắng trị hen suyễn, phổi. Khổ qua rừng, giảo cổ lam, cỏ ngọt trị tiểu đường, viêm gan A, B, C”…, mặc cho khói bụi xe máy, ô tô phả ra khét lẹt ngay tại vỉa hè góc ngã tư Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp, TP. HCM).

Bà Lan giới thiệu: “Có hàng trăm vị thuốc nam, dùng ngâm rượu, sắc uống, cứ nói bệnh ra chị cắt cho, bệnh nào cũng chữa được!...”. Chỉ vào những hộp nhỏ, bà Lan cho hay: “Nghệ đen, nghệ vàng khô nguyên chất 50.000đ/lạng chữa viêm loét dạ dày, trà dây 250.000đ/kg uống mát gan, trùm bao 70.000đ/kg, chuối hột rừng, dứa rừng,…là hàng gia truyền từ tỉnh Gia Lai chuyển xuống, đã phơi khô để bao lâu cũng được”.

Những người bán hàng rong như bà Lan có thể dễ dàng bắt gặp trên vỉa hè nhiều tuyến đường nội thành như Cộng Hòa, Trường Chinh, CMT8 (quận Tân Bình).

Môt số loại lá, củ được cho là thuốc nam bày bán vỉa hè tại quận Gò Vấp (TPHCM).

Không chỉ bán ngoài vỉa hè mà tại một số chợ thuộc quận Gò Vấp (TPHCM) như chợ Căn cứ 26, chợ An Nhơn, chợ Gò Vấp, chợ Tân Sơn Nhất... một số người mặc quần áo dân tộc, giới thiệu bán thuốc nam theo thang, nguyên liệu thu hái từ rừng núi thiên nhiên. Họ không ngồi cố định ở chợ nào mà di chuyển thường xuyên trên khắp các chợ trên địa bàn thành phố.

Nói về chất lượng của những loại thuốc nam bán trên vỉa hè, chị Đỗ Thị Nương (ngụ Quận 12, TPHCM) phản ảnh: “Có lần người thân nhà tôi nghe mấy người bán thuốc nam tại chợ Căn cứ 26 (Q.Gò Vấp) quảng cáo thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, tá tràng nên cả tin mua mấy thang về uống. Tuy nhiên, uống xong thuốc bệnh chẳng những không thuyên giảm mà còn bị tiêu chảy nặng phải điều trị một thời gian dài”.

 

Rễ cây, lá, củ, quả cắt lát phơi khô xe ba gác chở ra bán vỉa hè

Cẩn thận “tiền mất, tật mang” 

Theo TS Võ Văn Năm, Phó trưởng Bộ môn Dược liệu, ĐH Y Dược TPHCM, dược liệu sau thu hoạch đều phải làm sạch, phơi nắng, sấy khô, nhưng bắt buộc phải đảm bảo vệ sinh. Bày bán lề đường đều có thể bị nhiễm vi sinh, khuẩn, bụi bẩn dù dược liệu được để trong các túi đựng bằng nilong.

Bộ môn Kiểm nghiệm Vi sinh, trường ĐH Y dược TPHCM từng thực hiện đề tài kiểm nghiệm nấm mốc, vi khuẩn trong dược liệu trên địa bàn thành phố, cho  kết quả hơn 90% các loại dược liệu phơi sấy thủ công bán trên thị trường đều có độ ẩm không đạt, nhiễm loại nấm mốc sinh độc tố aflatoxin gây ung thư gan. Ngưỡng độ ẩm an toàn khi phơi sấy dược liệu phải đạt 13% trở xuống, nếu lớn hơn 13% dược liệu có nguy cơ nhiễm nấm, hư hỏng nhanh. Phơi không kỹ, bảo quản không đúng ngay tại nơi bán như quầy bán trật trội, bao bì không đảm bảo, dược liệu đều có thể bị hỏng, ông Năm chia sẻ.

Theo TS Võ Văn Năm, có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc cho người sử dụng dược liệu trôi nổi, như: nguồn dược liệu không an toàn, không ai kiểm soát quy trình trồng, nguồn đất, nước tưới, chăm sóc dược liệu, quy trình chế biến dược liệu chưa đảm bảo. Không loại trừ dược liệu bị lạm dụng chất bảo quản độc hại, bị tẩy màu, hoặc tẩm màu, thêm hương liệu. Một số loại dược liệu quý như sâm, tam thất…từng bị chiết lấy bớt hoạt chất, chỉ còn lại bã của dễ, củ bán ra thị trường. Trường hợp củ sâm nhìn đúng là sâm, có mùi sâm, nhưng kiểm nghiệm hoạt chất của củ sâm lại không còn, được bán giá của sâm nguyên chất, người tiêu dùng bị lừa.

Cũng theo Phó trưởng Bộ môn Dược liệu, một trong những nhược điểm khó khắc phục nhất của dược liệu đó là hiện tượng nấm mốc, ký sinh trùng, tồn dư thuốc trừ sâu. Để đảm bảo nguồn dược liệu sạch, đạt chất lượng chữa bệnh, cơ sở phải thực hiện trồng theo tiêu chuẩn dược liệu sạch, an toàn là phải kiểm soát chặt từ khâu chọn giống cây, phân bón, nguồn đất, nước tưới, thuốc trừ sâu, tới khi thu hoạch, bảo quản và bán ra thị trường.

Nhiều người cả tin mua các loại củ, dễ cây bán dong được quảng cáo là quý hiếm, nhiều công dụng tăng cường sức khỏe về ngâm rượu. Đã có trường hợp tử vong vì uống rượu ngâm dễ cây kim ngân nhưng mua nhầm phải dễ gây lá ngón, vì hoa của cây kim ngân giống hoa của lá ngón đều có màu vàng. Dược liệu dạng dễ, củ khi đã thái phơi thì rất khó nhận biết. Dạng dược liệu bán nguyên dễ cây tươi, nếu không thấy có lá trên đoạn cành nối với dễ thì không nên mua.

 TS Võ Văn Năm, ĐH Y Dược TPHCM

Hương Nguyên

Tin nổi bật