Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cần phổ biến phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam

(DS&PL) -

Đó là quan điểm của ông Kim Yu Ho về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bên lề Hội thảo “Sử dụng hiệu quả phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài"

Đó là quan điểm của ông Kim Yu Ho - Luật sư Hoa Kỳ , Trưởng chi nhánh hãng luật Logos Law LLC tại Hà Nội về vấn đề phương thức trọng tài còn ít được sử dụng tại Việt Nam bên lề Hội thảo “Sử dụng hiệu quả phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Hàn Quốc, Việt Nam” do VIAC phối hợp với KCAB và Seoul IDRC vừa qua. 

[presscloud]143[/presscloud]

PV: Một trong các sự kiện nổi bật của trọng tài quốc tế năm 2017 có sự kiện “Ủy ban Trọng tài thương mại Hàn Quốc (KCAB) đã tiến hành cập nhật phiên bản tố tụng năm 2016”. Việc thay đổi quy tắc tố tụng của KCAB có gây ảnh hưởng gì đến của Việt Nam, Hàn Quốc, (tích cực/tiêu cực), đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại đầu tư?

Ông Kim Yu Ho – Trưởng chi nhánh công ty luật Logos Law LLC tại Hà Nội: Một trong các sự kiện nổi bật của trọng tài quốc tế năm 2017 có sự kiện Trung tâm trọng tài quốc tế KCAB cập nhật phiên bản tố tụng năm 2016.  KCAB có các cơ sở tại Singapore, Hàn QUốc, và nhiều nước ở khu vưc Châu Á. Việc thay đổi quy tắc tố trung trọng tài của KCAB cũng đã được KCAB cân nhắc, xem xét rất kỹ tình hình. Tôi cũng từng tham gia nhiều vụ giải quyết bằng trọng tài tại Hàn Quốc và Việt Nam. Việc thay đổi Bộ quy tắc tố tụng năm 2016 của KCAB,  theo cảm nhận của tôi, là sẽ tạo ra sự công bằng hơn cho các nhà đầu tư đến từ Việt Nam và các Nhà đầu tư đến từ nước ngoài tại Hàn Quốc trong việc giải quyết tranh chấp bằng trong tài.

Ông Kim Yu Ho - Trưởng chi nhánh hãng luật Logos Law LLC tại Hà Nội.

PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng chưa thực sự hiệu qảu trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giữa Việt Nam, Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, thương mại đầu tư?

Ông Kim Yu Ho – Trưởng chi nhánh công ty luật Logos Law LLC tại Hà Nội: Có lẽ một trọng các lý do khiến cho trọng tài chưa được sử dung nhiều Việt Nam, đặc biệt ở Việt Nam, Hàn Quốc đó là ở Việt Nam, người ta chưa biết nhiều đến việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thực ra thì trọng tài đang là một xu hướng trên thế giới, được các bên tranh chấp dùng rất nhiều. Và trọng tài có rất là ưu thế, nhất là trong tình trạng hệ thống Tòa án chưa thực sự phát triển. Thực tế cho thấy Trọng tài là phương thức đáng tin tưởng, nó có rất nhiều ưu điểm, ví dụ như là, được lựa chọn trọng tài viên, quyết định của trọng tài có thể tin tưởng được, tức là có thể có khả năng thi hành.

PV: Để khắc phục được điều đó, cần những nỗ lực và cải thiện nào từ phía Trung tâm trọng tài, các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan tại Việt Nam, Hàn Quốc?

Ông Kim Yu Ho – Trưởng chi nhánh công ty luật Logos Law LLC tại Hà Nội: Để khắc phục được tình trạng trên, theo tôi, cần đẩy mạnh sự quảng bá về phương thức giải quyết bằng trọng tài nói riêng, các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế tòa án ADR. Để làm được điều đó, nhờ phần nhiều ở các cơ quan báo chí. Về phía Luật sư, vì những ưu việt thực sự của phương thức trọng tài nên cũng đã tư vấn cho khách hàng đưa điều khoản trọng tài vào trong Hợp đồng, hoặc xây dựng Thỏa thuận trọng tài riêng biệt. Các bên tranh chấp, các doanh nghiệp… vẫn còn quen với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án truyền thống. Như vậy, truyền thông, phổ biến kiến thức pháp lý về phương thức trọng tài thực sự cần thiết.

PV: Xin cám ơn ông./.

Tin nổi bật