Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác tốt hơn các lợi thế của AEC

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đó là nhận định của Ông Trần Hữu Huỳnh về các Doanh nghiệp Việt Nam sau một năm thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN...

(ĐSPL) – Đó là nhận định của Ông Trần Hữu Huỳnh về các Doanh nghiệp Việt Nam sau một năm thực hiện Cộng đồng kinh tế ASEAN tại Hội thảo “Việt Nam và Cộng đồng kinh tế ASEAN – Nhìn lại một năm thực hiện AEC – Ra mắt cổng thông tin AEC cho doanh nghiệp” diễn ra vừa qua.

Ngày 28/12/2016, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI), với sự hỗ trợ của Đại sứ Anh tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Việt Nam và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Nhìn lại một năm thực hiện AEC - Ra mắt Cổng thông tin AEC cho doanh nghiệp” nhằm tổng kết một năm thực hiện AEC của Việt Nam cũng như ra mắt Cổng thông tin điện tử AEC cho doanh nghiệp.

Hội thảo về Việt Nam và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - Nhìn lại một năm thực hiện AEC - Ra mắt cổng thông tin AEC cho doanh nghiệp.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành cuối năm 2015, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam và các nước ASEAN. Trong bối cảnh ASEAN là bạn hàng, đồng thời là đối thủ cạnh tranh quan trọng của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng, cũng có nhiều quan ngại trước tiến trình này. Tới nay, chặng đường AEC đã đi được tròn 01 năm.

Hội thảo quy tụ các chuyên gia hàng đầu về ASEAN đến từ Bộ Công thương, các Viện nghiên cứu, Đại diện đại sứ quán Vương Quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam, Đại diện VCCI và cá Doanh nghiệp, Hiệp hội.

Phóng viên có cuộc trao đổi với Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban tư vấn CSTM VCCI, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC về những vấn đề mà Việt Nam đạt được, chưa đạt được sau một năm tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

PV: Nhìn lại một năm thực hiện AEC thì so với mục tiêu đặt ra bên cạnh những mặt đã làm được, Ông đánh giá như thế nào về những vấn đề Việt Nam chưa đạt được? Nguyên nhân chủ quan và khách quan ở đây là gì?

Ông Trần Hữu Huỳnh: Về thương mại hàng hóa, AEC mở cửa thị trường rất rộng,rất nhanh. Như đã trình  bày thì đến năm 2018, về cơ bản có 99% dòng thuế được miễn hoàn toàn. Hiện nay cũng đã trên 97% các dòng thuế được miễn. Vấn đề là chúng ta khai thác được bao nhiêu trong số lượng lớn các dòng thuế ưu đãi tuyệt đối đấy. Rõ ràng là chúng ta chưa khai thác được bởi vì thống kê cho thấy, lượng hàng Việt Nam xuất khẩu đi các nước ASEAN để được hưởng ưu đãi về thuế quan đó chưa cao, thậm chí là rất thấp. Như vậy, cánh cửa thuế quan đã mở rất rộng rồi, nhưng chúng ta khai thác chưa được tốt.

Chưa kể đến kim ngạch xuất khẩu theo thời gian cũng không khả quan lắm. Việc xuất hàng hóa đi để hưởng ưu đãi thuế quan là giảm dần. Ở một khía cạnh khác nữa thì việc nhập khẩu hàng hóa càng ngày càng tăng và bao giờ cũng cao hơn xuất khẩu. Xu hướng nhập càng ngày càng cao lên, có nghĩa là nhập siêu càng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu đáng lo. Điều đáng lo nhất là khả năng của Doanh nghiệp Việt Nam để khai thác thị trường ASEAN ngày càng giảm. Trong lúc khả năng khai thác của Doanh nghiệp ASEAN đối với thị trường Việt Nam đang tăng lên. Trong thực tiễn chúng ta cũng thấy rất rõ hàng hóa của Malaisya, Thái Lan, Singapore đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường Việt Nam. Trong lúc đó, chúng ta biết thị trường của các nước ASEAN còn lại không phải là đối thủ cạnh tranh đối với hàng hóa nội địa.

Cuộc Tọa đàm giữa Ông Trần Hữu Huỳnh, Đại diện vụ xuất nhập khẩu Bộ Công thương, chuyên gia cao cấp về Hội nhập ASEAN, đại diện các Doanh nghiệp Hiệp hội.

Điểm thứ hai, các cam kết về dịch vụ: Việt Nam có nhiều cam kết về dịch vụ trong khối ASEAN, nhưng thực tế hiện nay thì Doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được. Bên cạnh cam kết tự do hàng hóa, còn có các cam kết về tự do đầu tư, tự do dịch chuyển dòng vốn, tự do tài chính và tự do của các ngành dịch vụ khác. Những cam kết của Việt Nam rất sâu, rất rộng  nhưng năng lực cạnh tranh, năng lực khai thác của Doanh nghiệp các cam kết đó là hạn chế. Ví dụ như liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực như nhân viên kiểm toán, kế toán, kỹ sư, y tế, đây là những lĩnh vực chúng ta đã khai thác,  tuy nhiên những lĩnh vực này lại không có những ưu đãi quá đặc biệt để tận dụng. Không chỉ riêng thương mại hàng hóa mà kể cả thương mại dịch vụ thì chúng ta cũng chưa làm được bao nhiêu.

Còn về nguyên nhân, nguyên nhân như chúng ta đã nói, các Doanh nghiệp có nghe nói đến Cộng đồng kinh tế ASEAN, nhưng thực chất, số lượng Doanh nghiệp hiểu biết sâu về AEC là ít. Theo số liệu thống kê, dựa biết và hiểu về AEC của Doanh nghiệp Việt Nam là một khoảng cách cực kỳ lớn. Đó là một điều rất đáng tiếc. Cùng với thời gian, cũng không cải thiện được bao nhiêu.

Một nguyên nhân nữa là, khâu tổ chức để thực thi các cam kết trong AEC là quan ngại rất lớn. Nó liên quan đến không chỉ vấn đề thông tin, mà còn là năng lực khai thác những ưu thế của các Hiệp định thương mại của Doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ riêng đối với Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN, nhìn rộng ra các Hiệp định khác, chúng ta thấy rằng chúng ta làm việc này chưa tốt. Liên hệ tới WTO, Việt Nam đã có chặng đường 10 năm Hội nhập WTO, nhưng các Doanh nghiệp Việt Nam càng ngày càng nhỏ lại trong quá trình Hội nhập. Các Doanh nghiệp chỉ biết bề mặt thông tin Hiệp định, nhưng chưa hiểu sâu được lợi thế của các Hiệp định.

Nguyên nhân sâu xa hơn nữa là vấn đề môi trường kinh doanh của Việt Nam như vấn đề  khả năng liên kết của các Doanh nghiệp Việt Nam, khả năng thu hút vốn, khả năng quản trị Doanh nghiệp để có thể có nguồn lực khai thác. Sản xuất ở Việt Nam còn manh mún nhỏ lẻ, nên không đủ khả năng cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa, chưa nói là thị trường xuất khẩu. Tôi nghĩ đấy là nguyên nhân sâu xa. Tất nhiên có những nguyên nhân khác nữa từ phía cơ quan Nhà nước, từ phía môi trường kinh doanh chưa tạo điều kiện thuân lợi để Doanh nghiệp Việt Nam phát triển.

Ông Trần Hữu Hừu Huỳnh - Chủ tịch Ủy ban tư vấn CSTM VCCI, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC., nguồn VIAC.

Nói tóm lại là đến từ hai phía, phía Doanh nghiệp thì hội nhập một cách hời hợt, khai thác thông tin không đầy đủ, không thay đổi được khâu quản trị kinh doanh và thu hút vốn, thu hút công nghệ để sản xuất được quy mô lớn, đủ để xuất khẩu; phía cơ quan Nhà nước thì tổ chức triển khai, thực thi, tuyên truyền pháp luật chưa tốt, chưa tạo điều kiện cho Doanh nghiệp.

PV: So với các nước trong khu vực, khi thực hiện AEC, thì Việt Nam cần phải học tập cái gì ở những nước đang làm tốt hơn ta tại thời điểm này?

Ông Trần Hữu Huỳnh: Tôi không có trong tay số liệu cụ thể để biết nước nào nhập khẩu nhiều hơn mình, tức là xuất khẩu sang mình nhiều hơn nhưng cứ nhìn vào Singapore, Thái Lan, Malaisya , đây là những quốc gia khai thác tốt các lợi thế của các Hiệp định thương mại ASEAN, còn các nước khác tôi chưa có điều kiện so sánh. Những nước này họ có quan hệ làm ăn lâu dài, chặt chẽ nên họ nhân cơ hội các điều kiện thuận lợi của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) họ khai thác.

Thứ hai, các nước kể trên là các nước có xếp hạng cao về năng lực cạnh tranh khối ASEAN, và môi trường kinh doanh của các quốc gia đó thuận lợi hơn, những doanh nghiệp của họ là những doanh nghiệp hướng ngoại nhiều hơn, các Doanh nghiệp của họ phát triển nhiều hơn thì môi trường kinh doanh của họ cũng thuận lợi hơn.

Thứ ba, các tổ chức giúp cho xúc tiến mậu dịch ở các quốc gia đó cũng là tác nhân không nhỏ góp phần làm nên thành công của họ . Singapore có các tổ chức như xúc tiến mậu dịch, xúc tiến đầu tư, những hình thức tổ chức giữa Chính phủ và Cộng đồng doanh nghiệp. Những tổ chức này làm thị trường rất tốt, cung cấp thông tin rất tốt, hướng dẫn rất tốt. Thêm nữa là những nước này họ hội nhập lâu rồi và vì vậy họ hợp tác với các công ty đa quốc gia lớn mạnh. Các công ty đa quốc gia cũng đóng ngay trên địa bàn nước họ.

Ở Việt Nam những công ty đa quốc gia chưa có, khả năng xuất khẩu chỉ có các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên con số xuất khẩu cũng nhỏ.

PV: Trân trọng cám ơn ông.

Tin nổi bật