(ĐSPL) – Một nhóm ngư dân vô cùng kinh ngạc khi bắt được một con cá mập tiền sử ở gần hồ Entrance, phía đông Victoria, Australia.
Theo tin tức trên Daily Mail, sinh vật này có màu nâu sậm, hơi giống lươn và được xác định là loại cá mập nhám mang xếp.
Con cá mập tiền sử được coi là "hóa thạch sống". |
Được biết, loài cá mật tiền sử này xuất hiện từ cách đây 80 triệu năm và là một trong hai loài sinh vật từ giai đoạn này còn sống sót cho đến ngày nay.
Giám đốc Hiệp hội đánh bắt cá lưới Đông Nam (SETFA) Simon Boag nói với ABC, hai ngư dân phát hiện ra con cá mập này đã vô cùng bối rối.
Nó có 300 cái răng mọc thành 25 hàng. |
“Nó có 300 cái răng mọc thành 25 hàng. Do vậy, nếu bạn bị chui vào miệng nó, bạn sẽ không thể thoát ra ngoài”, Simon cho biết và nói thêm đây là lần đầu tiên con người chứng kiến một con cá mập tiền sử.
Con cá mập này có chiều dài 2 m và được kéo lên từ độ sâu khoảng 700 m dưới biển.
Thông tin trên trang web của SETFA cho biết, những sinh vật này thường được phát hiện ở độ sâu khoảng 1.500 m dưới mực nước biển và rất hiếm khi chúng ta bắt được chúng ở độ sâu dưới 1.200 m.
Với bộ hàm dài và linh hoạt, cá mập diềm có thể nuốt chửng con mồi vào bụng, trong khi các hàm răng của chúng khép chặt và không để thức ăn lọt qua các kẽ ra ngoài.
Được biết, con cá mập quý hiếm trên đã được chào bán cho tổ chức khoa học CSIRO, nhưng không đạt được thỏa thuận, theo hãng tin ABC.