Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh bên trong lâu đài dát vàng nghìn tỷ của đại gia xi măng ở Ninh Bình

  • Thục Hiền (T/h)
(DS&PL) -

Nhiều chi tiết trong tòa lâu đài của ông Tiến thể hiện sự quyền uy như trần dát vàng, phòng nghe nhạc chứa được 300 khán giả.

Cung điện có tên là Thành Thắng vì chủ nhân vốn có hai người con trai tên là Thành và Thắng. Nằm bên mặt đường QL1A (tại xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình), cung điện có khuôn viên rộng khoảng 10.000m2 với hệ thống cổng và rào chắn kiên cố bao quanh. Mặt sàn xây dựng của tòa lâu đài chính 6 tầng này khoảng 2.000m2. 

Chủ nhân của cung điện này là  ông Đỗ Văn Tiến - một “đại gia” hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Cung điện khởi công năm 2016, riêng phần xây thô đã tiêu tốn khoảng khoảng 400 tỷ đồng. Các hạng mục khác như trần, cột, kèo, gian thờ... được làm hoàn toàn bằng gỗ gõ đỏ có tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

Theo chia sẻ của ông Tiến, công trình này được lấy ý tưởng từ Nhà thờ Thánh Peter và những công trình ở Vatican (Italy) kết hợp với một số chi tiết thuần Việt và sở thích của gia chủ.

Cung điện Thành Thắng được chia thành khối. Trong đó, 2 khối gần mặt đường được dành cho con trai. Ngoài việc để ở, khu nhà chính còn được ông Tiến sử dụng làm văn phòng công ty.

Các chi tiết trong công trình được sử dụng bằng nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, gỗ, đá. Trong đó, nhiều phần được ốp đá Tây Ban Nha.

Đây là công trình lớn nhất Việt Nam được xây dựng theo phong cách Hoàng gia Ccâu Âu với tổng diện tích lớn hơn 14.000m2.

Lâu đài gồm 20 phòng ngủ đều thiết kế theo phong cách Hoàng gia cùng nhiều không gian sống tiện ích như thư viện, phòng nghe nhạc, phòng hát. Chỉ riêng phòng nghe nhạc đã rộng 700m2, có thiết kế sân khấu với sức chứa khoảng 300 khách.

Lối kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với sở thích của gia chủ

Tại sảnh đón khách, toàn bộ trần phía trên được ốp gỗ và những chiếc đèn chùm dát vàng. Chiều cao từ mặt sàn đến trần tương đương của tòa nhà 11 tầng, khoảng 45m, trần nhà toàn bộ được dát vàng 24K.

Điểm nổi bật nhất là phần mái vòm với nhiều chi tiết phức tạp, cong sẫm màu, trần cao và các phòng được phân chia với không gian rất rộng. Ở trung tâm tòa nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng.

Bộ bàn ghế thiết kế tinh xảo, đặt thành dãy dài cùng đèn chùm pha lê nổi bật.

Với thiết kế mang đậm phong cách Châu Âu cổ điển, cùng nhiều chi tiết nội thất đắt đỏ, tổng số tiền đầu tư ước tính lên đến hơn 1.000 tỷ đồng.

Đèn chùm được sử dụng là những loại đèn được nhập khẩu với giá thành cao.

Ở trung tâm tòa nhà, các chi tiết chạm nổi trên trần đều được mạ vàng. Những bức họa về chúa và các vị thần được lồng ghép khéo léo, từ đó mang tới cảm giác bình an cho gia chủ.

Bao quanh không gian sống là những khoảng vườn với nhiều cây cổ thụ, gồm cả tùng La Hán, lộc vừng, thông...

Ảnh: Dân Việt, VietNamNet, Lao Động, Tri thức & Cuộc sống, Dân Trí

Tin nổi bật