Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cận cảnh 100m đường tránh thành phố Gia Nghĩa sạt lở nghiêm trọng

(DS&PL) -

Sáng ngày 7/8, ông Đỗ Tấn Sương - Chủ tịch UBND TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo lực lượng theo dõi tại các điểm sạt lở trên địa bàn, đặc biệt là điểm sạt lở dọc đường tránh TP Gia Nghĩa.

Theo thông tin từ báo Tiền phong, do ảnh hưởng mưa lớn kéo dài, khu vực ở phía taluy âm đường tránh Gia Nghĩa, thuộc địa phận tổ dân phố 4, phường Nghĩa Tân bị sạt lở. Chiều dài khu vực sạt lở dọc theo đường tránh khoảng 100m theo hướng lưu thông từ huyện Đắk R’lấp đi huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông.

Tại đây, phần lớn khối lượng đất ở ven đường đã sạt xuống suối Đắk R’tih. Tổng diện tích khu vực bị sạt lở gần 4.000m2. Hiện cống thoát nước ngang đường khu vực này bị lấp, không có khả năng thoát nước từ khu vực trái sang phải tuyến, gây đọng nước phía thượng lưu, ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến. 

Một nhà dân bị ảnh hưởng, sạt xuống suối Đắk N'Tin. Ảnh: Báo Tiền Phong

Ông Đỗ Tấn Sương - Chủ tịch UBND TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết thêm: “Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Đắk Nông, nguy cơ sạt lở đường tránh TP.Gia Nghĩa đoạn qua tổ dân phố 4, phường Nghĩa Tân là khá cao. Do đó, Sở GTVT Đắk Nông đề nghị UBND Tp.Gia Nghĩa có các giải pháp rào chắn, cắm biển cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, cũng như biển báo hạn chế đối với các phương tiện giao thông trên tuyến đường này

Báo VnExpress đưa tin, theo lãnh đạo UBND phường Nghĩa Tân, từ ngày 31/7, khu vực này đã có dấu hiệu sạt lở. Chính quyền địa phương đã di dời 1 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đến chiều 6/8, tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng hơn. Vết nứt do sạt lở đã lan dần ra gần tuyến đường tránh TP. Gia Nghĩa.

Mặt đường tránh xuất hiện nhiều vết nứt, kéo dài 50m. Ảnh: Báo VnExpress

Cách đó khoảng 500m, hôm 2/8, hơn 50m quốc lộ 14 đoạn qua phường Nghĩa Thành cũng bị nứt, sạt lở. Đến nay sụt lún sâu 2-3 m và lan rộng xuống khu dân cư gần đó.

Sau khi phát hiện tình trạng trên, chính quyền địa phương đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng chỉ đạo các đơn vị, địa phương có mặt tại khu vực sạt lở để kiểm tra, tiến hành khảo sát để đưa ra phương án ứng phó tiếp theo.

Tình trạng sụt lún, sạt lở ở khu vực Tây Nguyên ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ cuối tháng 7 đến nay, khu vực này hứng chịu nhiều trận mưa lớn, nền đất và mặt đường các khu vực đều bị nứt kéo dài, nguy cơ sạt lở rất cao.

Mỹ Hạnh (T/h)

 

Tin nổi bật