Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Các chức năng chính của nó là tiêu hóa, lưu trữ chất dinh dưỡng và giúp loại bỏ các chất có hại khỏi máu. Vì vậy những gì bạn ăn có tác động trực tiếp đến sức khỏe của gan và có thể gây bệnh cho gan.
Cục An toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế đã có bài viết khuyến nghị một số thực phẩm tốt cho gan, mà người tiêu dùng có thể tham khảo.
Theo đó, để gan khỏe mạnh, bạn có thể bổ sung hai nhóm thực phẩm gồm nhóm giúp thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan và nhóm những món ăn chứa các chất oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Trong tỏi có chứa allicin, là hợp chất sulphur mà gan cần để tiến hành chức năng khử độc. Tỏi giúp gan kích hoạt các enzym để loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể như thủy ngân, các phụ gia thực phẩm có độc tính... Như vậy, chỉ cần một nhánh tỏi trắng mỗi ngày có thể kích hoạt enzym của gan.
Ngoài allicin, tỏi còn chứa hàm lượng cao selenium, hai hợp chất tự nhiên hỗ trợ trong thải độc gan, phòng ngừa ung thư gan.
Tương tự, nghệ cũng hỗ trợ chức năng gan nhờ hàm lượng curcumin. Chất curcumin trong nghệ giúp làm sạch gan, lọc máu, tăng cường chức năng tiêu hóa và loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, nghệ còn giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và có tác dụng kích thích túi mật sản sinh nhiều mật hơn, đồng thời giúp làm sạch các gốc tự do.
Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng quá trình thanh lọc chất độc của gan.
Một ly nước ép bưởi, cam, hoặc nước chanh tươi giúp đẩy mạnh quá trình tạo thành các enzym giải độc gan và đào thải những chất gây ung thư và độc tố khác. Theo một số nghiên cứu, uống chanh ấm còn giúp làm sạch bao tử và ruột, kích thích nhu động ruột.
Cả hai loại rau củ này đều chứa hàm lượng cao flavonoid thực vật và beta-carotene, giúp kích thích và cải thiện chức năng gan. Trong củ cải và cà rốt chứa hàm lượng cao chất pectin một chất có tác dụng thải độc cực kì hiệu quả.
1. Dầu ăn đã mở quá lâu
Một khi dầu ăn đã mở, thời hạn sử dụng của nó sẽ bị rút ngắn đáng kể. Oxy, độ ẩm và vi sinh vật trong không khí sẽ dần xâm nhập vào dầu, gây ra quá trình oxy hóa và làm dầu bị hư hỏng. Sử dụng loại dầu này trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn làm tăng gánh nặng cho gan, thậm chí gây ra bệnh gan, khiến gan không hoàn thành tốt nhiệm vụ thải độc.
Bạn nên sử dụng dầu ăn trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
2. Tái sử dụng dầu chiên nhiều lần
Việc tái sử dụng dầu chiên nhiều lần sẽ gây ra một loạt phản ứng hóa học ở nhiệt độ cao, tạo ra nhiều chất độc hại bao gồm cả acrylamide. Những chất này không chỉ phá hủy hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm mà còn làm tăng gánh nặng thải độc của gan.
3. Dầu tự ép
Dầu tự ép thường không được kiểm soát chất lượng chặt chẽ và điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất, dễ bị nhiễm các chất độc hại như aflatoxin. Aflatoxin là chất rất có hại đối với gan.
Bên cạnh đó, tỉ lệ axit béo và hàm lượng dinh dưỡng của dầu tự ép có thể không cân bằng như dầu tinh luyện. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng loại dầu này.
Vì sức khỏe của bạn, hãy cố gắng tránh sử dụng dầu tái chế, dùng dầu đảm bảo vệ sinh và kiểm soát tần suất, nhiệt độ khi sử dụng và thay dầu mới kịp thời.