Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bật mí khung giờ vàng uống cà phê tốt cho gan thận, hệ tiêu hóa, đừng bỏ qua!

  • Thùy Dung (t/h)
(DS&PL) -

Uống cà phê vào đúng khung giờ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và béo phì.

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Harvard, Mỹ, cho biết uống 1–2 ly cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim, tử vong do các bệnh tiểu đường, thần kinh, ngăn ngừa ung thư… Đặc biệt, họ tìm ra trong cà phê có chứa hai loại dầu là cafestol và kahweol có tác động hữu ích đến các men gan, giúp cải thiện chứng xơ gan, bảo vệ gan và ngăn ngừa ung thư gan rất tốt. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ uống cà phê vào các thời điểm dưới đây sẽ giúp cơ thể được nhiều lợi ích hơn:

Khung giờ từ 10h – 11h30

 

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng sớm, thậm chí ngay cả khi chưa ăn sáng để giúp cơ thể tỉnh táo. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bạn uống cà phê vào buổi sáng sớm khi thức dậy, các cơ quan trong cơ thể vẫn chưa được ổn định, hormone căng thẳng cortisol vẫn đang tăng cao nên nếu uống cà phê vào sẽ đẩy mức căng thẳng lên vượt mức. Điều này sẽ khiến bạn sẽ bị nôn nao, lo lắng, khó tập trung hơn.

Do đó, khoảng thời gian tốt nhất để uống cà phê là sau ăn sáng, vào khoảng 10 – 11h30. Nguyên do là vì thời gian này hormone căng thẳng giảm thấp nên uống cà phê rất an toàn, hơn nữa còn giúp cơ thể tỉnh táo hơn, làm việc hiệu quả hơn.

Sau khi ăn khoảng 30 phút

Các chuyên gia cho biết, cà phê có khả năng thúc đẩy tiêu hóa rất tốt. Vì thế, sau bữa ăn khoảng 30 phút chính là thời điểm thích hợp để uống một ly cà phê. Tinh chất trong cà phê sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc năng suất hơn, ngăn chặn cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu hiệu quả.

Khung giờ từ 13h – 17h chiều

Sau 13h chiều, hàm lượngcortisol trong cơ thể bắt đầu giảm xuống, dẫn tới cảm thấy buồn ngủ, đầu óc lơ mơ. Do đó, hãy uống ngay một cốc cà phê để kéo lại tinh thần, giúp bạn tỉnh táo hơn, tập trung công việc hơn, cơ thể linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Tuy nhiên, nếu là người không quen uống cà phê thì không nên uống muộn quá, đặc biệt là sau 15h vì sẽ gây mất ngủ buổi tối.

Trước khi tập thể dục 30 phút

 

Uống cà phê trước 30 phút tập thể dục sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, đặc biệt giúp cơ thể đốt cháy calo nhiều hơn khiến cho việc luyện tập đạt hiệu quả cao. Đồng thời, việc uống cà phê trước khi tập luyện còn giúp cho tinh thần của bạn tập trung tỉnh táo hơn.

Những người này tuyệt đối không nên uống cà phê

Người bị huyết áp cao

Nhà dinh dưỡng Sandy Younan Brikho cảnh báo những người bị huyết áp cao nên ngừng uống cà phê càng sớm càng tốt vì caffeine trong cà phê làm tăng huyết áp.

Một nghiên cứu đã chứng minh sự gia tăng huyết áp liên quan đến tuổi tác ở những người đàn ông uống nhiều cà phê. Trong khi đó, nghiên cứu khác cho thấy uống nhiều cà phê ở những người chuyển hóa cà phê chậm gây tăng huyết áp.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Caffeine làm giãn cơ vòng thực quản dưới - van giữa thực quản và dạ dày, gây kích hoạt các triệu chứng trào ngược axit. Do đó, uống cà phê, trà và soda (tất cả đồ uống có chứa caffein) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. 

Người bị chứng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc

Do hàm lượng caffein cao, uống cà phê 6 giờ hoặc ít hơn trước khi đi ngủ có thể làm gián đoạn đến giấc ngủ và tăng chứng mất ngủ. Nếu không thể bỏ hoàn toàn thói quen uống cà phê, bạn nên chuyển sang thời điểm sớm hơn trong ngày và cắt giảm lượng cà phê nạp vào.

Người bị rối loạn lo âu

Uống quá nhiều cà phê cũng dễ gây ra các triệu chứng lo lắng bao gồm tim đập nhanh, run rẩy, đau đầu và mất ngủ. Do đó, nếu bạn thường xuyên trải qua lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn cần cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffein.

Người đang tăng cân

 

Chuyên gia Younan Brikho giải thích: “Uống cà phê gây ra cảm giác no, dễ khiến bạn bỏ bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Một khi cảm giác no này biến mất, dạ dày của bạn trống rỗng và đôi khi sẽ bị đói. Điều này khiến nhiều người có xu hướng ăn nhiều vào bữa ăn tiếp theo vì họ quá đói”.

Phụ nữ bị mất kinh

Một số người uống cà phê thay cho bữa ăn như một cách không lành mạnh để giảm cân và điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Abby Vichill, một dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê là kinh nguyệt không đều.

Người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim

Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên những ai có tiền sử bệnh tim nên nói chuyện với bác sĩ để biết lượng cà phê an toàn mà họ nên uống.

Người đang cho con bú

Caffein là một chất kích thích và lợi tiểu, nên bà mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước.

Hiệp hội Mang thai Mỹ khuyến nghị các mẹ nên tránh caffeine càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Người bị tiêu chảy

Một số người lầm tưởng rằng uống một tách cà phê buổi sáng làm cho ruột hoạt động hiệu quả, nhưng tác dụng này sẽ không xảy ra nếu bạn đang bị bệnh tiêu chảy do caffein kích thích đi tiểu nhiều, gây mất nước.

Trẻ em dưới 12 tuổi

Trẻ em uống quá nhiều cà phê có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo âu, khó tập trung và đau bụng. Ở trẻ mới biết đi, cà phê có thể che dấu cảm giác đói, vì vậy trẻ sẽ không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng.

Ngoài ra, cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ.

Tin nổi bật