Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Nhiều người khi bị chó cắn đều lúng túng trong việc ứng phó nên mới dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là cách sơ cứu khi bị chó dại cắn chi tiết nhất.

Cần làm gì khi bị chó dại cắn?

Ngay sau khi bị chó tấn công, bạn cần nhanh chóng rời khỏi khu vực nguy hiểm. Khi không còn mối đe dọa, bạn phải xác định xem con chó đã được tiêm phòng bệnh dại hay chưa. Để xác định, có thể hỏi trực tiếp chủ nhân của chú chó và yêu cầu xem các giấy tờ liên quan để xác nhận.

Nếu bị chó cắn, điều quan trọng phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại, nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Ảnh minh họa

Nếu con chó không có chủ sở hữu hãy lập tức đi tiêm phòng bệnh dại đầy đủ.

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

Vệ sinh vết thương do chó cắn

Vệ sinh vết thương do chó cắn là bước vô cùng quan trọng, nếu bạn xử lý không đúng hoặc không kịp thời có thể dẫn đến việc tăng thêm nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, nếu chẳng may bị chó cắn bạn cần nhanh tay thực hiện ngay bước sơ cứu sau:

Đầu tiên, tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn, cào. Nếu vết cắn ở chân thì bạn hãy xắn quần lên hoặc dùng kéo cắt bỏ phần vải ngay vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế tối đa nước bọt của chó còn dính trên quần, làm bám nhiều virus vào vết thương.

Sau đó bạn hãy nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. Dùng nước ấm để rửa thì càng tốt. Bạn có thể sử dụng xà bông hoặc nước muối hay dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi dùng thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng ví dụ như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ các vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Tuy nhiên bạn chỉ nên đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Trường hợp bạn bị chó cắn vào chân hay cánh tay, hãy đưa cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể chảy máu rất nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu nhanh chóng.

Kiểm tra vết cắn

Trong quá trình sơ cứu chó cắn, tuyệt đối không để vết thương trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không tùy tiện đắp thuốc nam lên vết thương. Ảnh minh họa

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắn hãy kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Tuy nhiên nếu vết thương rơi vào những trường hợp sau thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị:

- Vết cắn sâu trên 2cm.

- Vết cắn gần những vùng như: đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

- Sau 15 -20 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.

- Có quá nhiều vết cắn trên cơ thể.

Nhanh chóng băng bó vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương xong bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công.

Lưu ý không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.

Đối với trường hợp vết thương sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong, bạn phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, tránh tình trạng mất quá nhiều máu, gây nguy hiểm.

Lập tức đi tiêm phòng dại

Ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn cần đến ngay cơ sở tiêm chủng để được tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã tấn công bạn đồng thời theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào.

Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật phát bệnh như: ốm, chết hoặc mất tích hay bị giết… hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Tin nổi bật