Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách người ta làm giấy bản ở Cao Bằng

(DS&PL) -

Ngày xưa khi chưa có những tờ giấy trắng tinh như hiện nay, người ta dùng giấy gì? Người làm giấy bản hiện còn là một nghề lưu truyền ở tỉnh Cao Bằng, trong đó có thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng.

Giấy - là một vật dụng rất đỗi quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta, thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc ngày xưa người ta làm giấy như thế nào chưa? Hãy cùng chúng tôi về thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để khám phá các quy trình làm giấy bản nhé. 

Nghề làm giấy bản truyền thống của bà con huyện Hà Quảng - Cao Bằng

 

Giấy bản được người Tày, Nùng và một số DTTS khác ở Cao Bằng sử dụng để ghi chép gia phả dòng họ, ghi chép các làn điệu dân ca, truyện cổ dân gian... Nguyên liệu chính để làm giấy bản là cây giấy dó (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla). Để làm được sản phẩm giấy bản cần trải qua nhiều công đoạn thủ công hoàn toàn rất cầu kì. Vỏ cây sau khi lấy về sẽ phải tước vỏ đen một lần nữa, đây cũng là công đoạn mất nhiều công và thời gian nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, bởi tước được phần vỏ đen càng sạch thì giấy làm ra sẽ càng trắng.

Người dân dùng cây giấy dó để tạo nên giấy bản

 

Phần vỏ tước xong được đem ngâm vôi trong khoảng thời gian 2-3 ngày cho nhừ, rồi lại đem đi luộc khoảng 3 tiếng, sau đó đem ngâm vào nước lã trong 2 ngày. Tiếp theo, phần vỏ sẽ được đập thật nát xuống bể múc. Khi khuấy đều, sẽ có một loại nước màu vàng nhạt, đặc sánh. Cuối cùng, đem khuôn xuống lắc đều và nhấc lên dứt khoát để nước trải đều trên khuôn, sẽ có một sản phẩm giấy ở dạng ướt, rồi đem ép vắt nước để sản phẩm giấy được đều. Giấy ép xong được rải lên 2 mặt lò đun lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng giấy sẽ khô.

Phần vỏ của cây giấy dó được ngâm với vôi trong khoảng 2 - 3 ngày cho nhừ

 

Hiện nay, thôn Nà Mạ có 40 hộ dân thì vẫn còn 10 hộ duy trì nghề làm giấy bản, thu nhập bình quân từ nghề làm giấy khoảng 20 triệu đồng/năm. Thông qua các thương lái, những sản phẩm của bà con không chỉ đến tay người tiêu dùng trong tỉnh mà còn được bán ra các tỉnh, thành lân cận.

Giấy bản sử dụng nhiều vào mục đích trong cuộc sống của người dân nơi đây 

Nghề làm giấy bản không cần nhiều vốn đầu tư vì chủ yếu nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều nghề truyền thống khác đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kì nên ở địa phương ngày càng ít người làm nghề. Người già yếu không thể làm mãi được, còn người trẻ hơn có ơ hội tìm kiếm các ngành nghề khác tạo ra thu nhập cao hơn nên ít ai còn mặt mà với nghề truyền thống. Vì vậy để có thể duy trì làng nghề truyền thống, cần có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương.

 

 

Tin nổi bật