Ở trẻ nhỏ, việc ngồi bô hoặc nhà vệ sinh cả tiếng đồng hồ thật không tốt cho sức khỏe chút nào. Tuy nhiên, đối với những bé bị táo bón lâu ngày, điều này có khi xảy ra như cơm bữa, làm ảnh hưởng không nhỏ tới thể chất và tâm lý của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì để con nhanh khỏi táo bón. Có cách nào để con dễ đi ngoài hơn không?
Những giai đoạn trẻ dễ bị táo bón
Có 3 giai đoạn trong đời trẻ dễ bị táo bón nhất đó là:
- Giai đoạn trẻ tập ăn dặm
Trẻ phải tập ăn những loại thức ăn mới có thể giàu tinh bột, đạm làm hệ tiêu hóa non yếu chưa thích ứng kịp.
- Giai đoạn trẻ tập ngồi bô
Việc chuyển từ đóng bỉm sang phải tập tành ngồi chỗ lạ khiến trẻ không thoải mái, căng thẳng, khó đi vệ sinh. Việc nhịn đại tiện dễ tạo thành vòng luẩn quẩn, phân càng tích tụ lâu càng khô cứng khiến trẻ không rặn được, đôi khi bật cả máu tươi và đau đớn. Lâu ngày, táo bón càng nặng hơn nếu cha mẹ không có biện pháp xử trí thích hợp.
- Giai đoạn đi học
Tại môi trường học tập mới, đôi khi phòng vệ sinh quá “ công cộng”, hoặc không sạch sẽ như ở nhà cũng khiến trẻ ngại vệ sinh. Hoặc thực đơn ăn trưa tại trường học không phù hợp khẩu vị, trẻ bỏ qua các món rau, quên uống nước. Đây hoàn toàn có thể là những lý do khiến trẻ dễ táo bón.
Hậu quả khi trẻ bị táo bón kéo dài
Trẻ bị táo bón lâu ngày thường có cảm giác rất khó chịu, bứt rứt vùng hậu môn. Vì phân quá to và khô cứng nên bé có khi ngồi bô cả tiếng đồng hồ, đỏ mặt tía tai để rặn mà vẫn không ra. Nguy hiểm hơn nữa, nếu trẻ càng cố rặn hoặc được cha mẹ dùng thuốc xổ, thụt tháo, bé rất dễ bị chảy máu hậu môn. Khuôn phân to và cứng dễ gây tổn thương niêm mạc và miệng hậu môn, làm trẻ đau đớn. Táo bón nếu không xử lý khéo sẽ khiến trẻ sợ hãi, càng nín nhịn đại tiện, thời gian đại tiện kéo dài cả tiếng đồng hồ là điều dễ gặp.
Trẻ bị táo bón kéo dài thường mệt mỏi, bụng đầy chướng, chán ăn, gầy yếu |
Những biến chứng khác của chứng táo bón ở trẻ nhỏ:
- Trẻ đầy bụng, chán ăn, còi cọc, kém phát triển
- Tâm lý căng thẳng, cáu bẳn, ít hòa đồng hơn.
- Phân tích tụ làm phình giãn đoạn trực tràng
- Nứt kẽ hoặc nặng hơn là viêm nhiễm hậu môn
- Gia tăng nguy cơ bị trĩ ở trẻ nhỏ
Cách mẹ thông thái xử lý
Việc điều trị táo bón cho trẻ đòi hỏi ở cha mẹ sự kiên trì rất nhiều. Cha mẹ cần tìm hiểu và loại trừ các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Các biện pháp để điều trị táo bón cho con bao gồm:
- Tăng cường bổ sung chất xơ cho trẻ từ nguồn thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh lá, củ quả.
- Cho trẻ uống thêm nước canh, nước ép hoa quả, nước lọc phù hợp với độ tuổi và cân nặng để tránh khô phân.
- Khuyến khích trẻ tập đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày, không nín nhịn đại tiện.
- Chơi và vận động cùng trẻ để tăng cường phối hợp giữa cơ hoành và cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ hơn.
- Nếu đã áp dụng đủ cách mà tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện, mẹ có thể dùng thêm thuốc nhuận tràng và các thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giúp trẻ thanh nhiệt, đại tiện dễ dàng hơn.
Tuy nhiên mẹ cần lưu ý rằng các loại thuốc tây nhuận tràng hoặc thụt tháo không nên dùng dài ngày, sẽ khiến trẻ phụ thuộc vào thuốc, không thể tự đại tiện được. Vì vậy, hiện nay nhiều mẹ ưu tiên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Diếp cá vương Gold để hỗ trợ giảm nhanh táo bón cho con. Các sản phẩm này vừa an toàn, lại tiện dụng, không lo phụ thuộc thuốc ở trẻ nhỏ. Diếp cá vương Gold không những giúp trẻ thanh mát, giảm nóng trong, bổ sung nguồn chất xơ dồi dào từ Súp lơ xanh, Rau dền, Diếp cá, Rau má, giúp nhuận tràng thông tiện, đại tiên trơn tru dễ dàng hơn. Hiện nay Diếp cá vương Gold đã có mặt tại hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc, nên rất dễ dàng để cha mẹ mua ngay cho con yêu. Ngoài ra, khi gọi đến số 0982 498 826, cha mẹ còn được các bạn tư vấn viên hỗ trợ rất nhiệt tình, chi tiết cho tình trạng của từng trẻ.
Vì sức khỏe và sự an toàn của con, ba mẹ thông thái nên có sự lựa chọn đúng đắn hơn khi lựa chọn biện pháp điều trị táo bón ở trẻ nhỏ, tránh để con phải chịu những biến chứng khôn lường do táo bón gây ra.
P.Q