Tuổi dậy thì của con cái là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đây là thời kỳ mà trẻ trải qua nhiều biến đổi về cả thể chất lẫn tinh thần, từ việc phát triển cơ thể đến sự thay đổi trong tâm trí và cảm xúc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân con cái mà còn đối diện với sự quan tâm và sự lo lắng của các bậc phụ huynh.Nếu không biết cách quan tâm và chia sẻ một cách đúng đắn, các em có thể trở nên chống đối và kín đáo với gia đình.
Bài viết này sẽ mang đến cho bạn bí quyết dạy con tuổi dạy thì hiệu quả, cùng bạn đồng hành từ những thay đổi dễ nhận biết khi con bắt đầu bước vào tuổi dậy thì đến những vấn đề nuôi dạy con mà cha mẹ gặp phải khi con trong giai đoạn dậy thì và cuối cùng quan trọng nhất là đưa ra những phương án thiết thực để bạn nuôi dạy con tuổi dậy thì một cách chu đáo nhất.
Trẻ em đến tuổi dậy thì ngang bướng và khó chiều
1. Những thay đổi nổi bật khi con bước vào tuổi dậy thì
Tùy cơ thể của từng trẻ mà sẽ có những tín hiệu của tuổi dậy thì sớm hay muộn (với bé gái từ 8-13 tuổi, với bé trai từ 9-14 tuổi). Hiện nay, nhiều nghiên cứu ghi nhận độ tuổi dậy thì ở cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng đến sớm hơn so với nghiên cứu trước đây.
1.1. Sự thay đổi về thể chất
Trong thời kỳ dậy thì, cơ thể của các con trải qua sự thay đổi đáng kể về chiều cao và cân nặng, phát triển về tóc và da và dấu hiệu đặc trưng theo giới.
Trong giai đoạn dậy thì, cả nam và nữ đều cùng nhau trải qua một quá trình thay đổi để tăng chiều cao tối đa. Những dấu hiệu như mụn trứng cá, tóc dày hơn ở vùng nách và khu vực kín cũng là biểu hiện rõ ràng của sự phát triển này. Do vậy, là giai đoạn này là lúc mà trẻ rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn của cha mẹ để bảo đảm sức khỏe cơ thể cũng như học cách tự chăm sóc, vệ sinh cá nhân, giảm thiểu tối đa các vấn đề thường gặp trong giai đoạn tuổi dậy thì.
1.2. Sự thay đổi về nhận thức
Trong giai đoạn này, ở trẻ đang diễn ra quá trình tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng sống và khả năng tư duy mạnh mẽ và nhanh chóng.
Ví dụ: Độ tuổi 14-16 tuổi ở trẻ tăng vọt khả năng nhận biết, thấu hiểu hơn cảm xúc của chính bản thân mình và những người khác. Ngoài ra, các em cũng phát triển khả năng phân tình huống, suy nghĩ logic hơn và giải quyết vấn đề chuyên nghiệp hơn. Các em trở nên tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh một cách sáng tạo và nhiệt huyết. Ở thời điểm này, cái "tôi" của các em đặc biệt cao, muốn khẳng định bản thân và chứng minh ý kiến quan điểm của mình.
1.3. Sự biến đổi về tâm lý, cảm xúc
Trẻ dậy thì thay đổi rõ ràng về nhận thức và giới tính
2. Những vấn đề nuôi dạy con mà cha mẹ gặp phải khi con trong giai đoạn dậy thì
Đây là giai đoạn đầy biến động đi kèm với thách thức đối với cả con cái và cha mẹ. Khi các em bước vào độ tuổi này, người làm cha mẹ gặp phải nhiều vấn đề, có thể kể đến:
Thấy rõ sự bất đồng quan điểm của 2 lứa tuổi
3. Những phương án thiết thực để bạn nuôi dạy con tuổi dậy thì một cách chu đáo nhất
3.1. Tiêu chuẩn nên đặt ra với con
Như đã nói ở trên, ở độ tuổi này tâm sinh lý của trẻ trải qua nhiều biến động, chúng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương bởi bất cứ tác động từ yếu tố xung quanh. Cái “tôi” cũng như chính kiến của các em được bày tỏ mãnh liệt thông qua các hành động tự quyết. Chính vì vậy mà việc dành thời gian quan tâm và đặt ra tiêu chuẩn phù hợp là một trong những cách dạy con ở thời điểm này mà cha mẹ cần lưu tâm. Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm ở đây là hướng dẫn con cách phân biệt điều nên thử và điều không nên thử, hành động nên hay không nên thực hiện. Phụ huynh cần thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn cụ thể, như: quy định về giờ giấc: thời gian ngủ, chơi, học tập...; việc xin phép trước khi đi chơi...
Điều cha mẹ cần làm là trò chuyện với con, giải thích cho họ hiểu lý do tại sao cần phải thiết lập những quy định như vậy. Tuy nhiên, không nên áp đặt quá nhiều và quá cứng nhắc lên con trong giai đoạn này.
3.2. Một số nguyên tắc dành cho chính phụ huynh
Việc đặt ra nguyên tắc cho con là một cách giúp cha mẹ kiểm soát và duy trì sự ổn định trong quá trình nuôi dạy. Việc tuân theo những nguyên tắc này cũng giúp cha mẹ làm mẫu tốt cho con, tạo sự thống nhất trong việc giáo dục và nuôi dạy con cái.
Đầu tiên cần phải luôn giữ bình tĩnh: Khi con trẻ ngang bướng, điều quan trọng nhất là cha mẹ cần giữ bình tĩnh và hạn chế tỏ ra tức giận. Cha mẹ nên thở sâu và nỗ lực hiểu quan điểm của con hơn.
Cần sự thấu hiểu và chia sẻ giữa cha mẹ và con cái
3.3. Làm bạn với con
Việc thiết lập mối quan hệ bạn bè là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả và được nhiều chuyên gia khuyến khích nhất trong việc dạy con ở tuổi dậy thì.
Thực hiện điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường đáng tin cậy, thân thiện và khuyến khích sự phát triển toàn diện cho trẻ. Để thực hiện điều này, cha mẹ cần dành thời gian để tương tác và kết nối với con. Việc quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu những điều con muốn chia sẻ và trải nghiệm là rất quan trọng. Cha mẹ có thể tham gia cùng con trong các hoạt động mà con yêu thích, như chơi game, đọc sách hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao và cộng đồng.
Kết bạn với trẻ em không chỉ hỗ trợ cha mẹ hiểu rõ hơn về con cái, mà còn giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong mọi lĩnh vực khác nhau. Mối quan hệ đặc biệt giữa cha mẹ và con giúp xây dựng một môi trường lý tưởng, giúp trẻ tự tin khám phá thế giới xung quanh mình và phát triển sáng tạo.
3.4. Trang bị một số kiến thức về tài chính cá nhân cho trẻ
Dạy trẻ cách tự quản lý tài chính và lập kế hoạch tiết kiệm
Việc truyền đạt kiến thức về tài chính cá nhân cho trẻ em mang lại nhiều lợi ích khá thiết thực. Đầu tiên, nó giúp trẻ em hiểu về tầm quan trọng của tài chính và khuyến khích trẻ sử dụng tiền một cách hợp lý, tránh tiêu xài lãng phí. Hơn nữa, khiến trẻ có những thói quen tốt ngay khi còn nhỏ. Trẻ sẽ được học cách quản lý tiền bạc, lập kế hoạch tài chính và tiết kiệm có kế hoạch.
3.5. Dạy con cách tự chăm sóc bản thân
- Từ các bước về việc quan trọng của vệ sinh cá nhân và quy tắc cơ bản về vấn đề sức khỏe. Hướng dẫn các em cách chăm sóc tóc, da và truyền đạt cho con những lợi ích của việc chăm sóc bản thân hàng ngày
- Ngoài ra, cha mẹ có thể phổ biến cho con biết về tầm quan trọng của dinh dưỡng, cách lựa chọn thực phẩm sạch, lành mạnh, đủ chất cho cơ
- Cuối cùng là các hoạt động thể chất, các môn thể dục thể thao sẽ giúp con khỏe mạnh và tăng cường thể lực cho con. Nên khuyến khích các em tham gia vào các hoạt động thể thao, rèn luyện, có thể tham khảo các bài tập đơn giản tại nhà.
3.6. Dành sự tôn trọng không gian riêng tư của trẻ
Cách tạo không gian riêng tư cho trẻ làm cho trẻ cảm giác an toàn hơn, tự tin và tự do để khám phá bản thân. Cha mẹ có thể cho con tập ở riêng tại một phòng khác đầy đủ tiên nghi giúp con học tập,vui chơi, sáng tạo nghệ thuật.
Cha mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ tự quản lý thời gian riêng tư của mình. Trẻ có thể dành thời gian này để nghiên cứu sách, thực hành các hoạt động sáng tạo hoặc đơn giản là thư giãn và nghỉ ngơi.
Sự kết nối của cha mẹ và con cái giúp gia đình luôn vui vẻ và hạnh phúc